Thực tế việc giao quyền cho các cơ sở y tế công lập được tự chủ, tự chịu trách nhiệm mới chỉ phát huy tác dụng ở một số đơn vị, ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, nhưng lại chưa thực sự phát huy được sức mạnh của đội ngũ hơn 200 nghìn cán bộ y tế trong toàn quốc.
Giao quyền tự chủ sẽ phát huy được tính năng động, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn |
Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hiện nay được thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Kết quả tích cực là nhiều đơn vị đã củng cố tổ chức bộ máy, biên chế, sắp xếp, bố trí nhân lực một cách hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao, ngoài ra còn tổ chức được các hoạt động dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.
Hoàn thiện cơ chế để thu nhập tỷ lệ thuận với năng suất, chất lượng
Tuy nhiên, việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm mới chỉ phát huy tác dụng trong một số đơn vị đã được Nhà nước đầu tư trang bị tương đối đầy đủ, cán bộ y tế có chuyên môn cao, ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, nhưng chưa thực sự phát huy được sức mạnh của đội ngũ hơn 200 nghìn cán bộ y tế trong toàn quốc.
Do vậy, cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thời gian tới cần phải toàn diện và đồng bộ hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ, tinh thần trách nhiệm, y đức của cán bộ y tế và đảm bảo thu nhập phải tỷ lệ thuận với năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc của mỗi người lao động trong điều kiện cụ thể của đơn vị.
Phân loại trên cơ sở nguồn thu
Nhóm 1: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển. Nhóm 2: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhóm 3: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhóm 4: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ. |
Giải đáp cho yêu cầu thực tế trên, trong Dự thảo Nghị định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập do Bộ Y tế đang soạn thảo đã phân loại ra 4 nhóm đơn vị sự nghiệp y tế. Phân loại này dựa trên mức độ bảo đảm chi phí hoạt động từ các nguồn thu.
Như vậy, so với phân loại đơn vị sự nghiệp y tế theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đang áp dụng hiện nay, sẽ có thêm nhóm 1 là các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư.
Việc phân loại thành 4 nhóm, mỗi nhóm có cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính phù hợp sẽ khuyến khích, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ sở y tế công lập; có điều kiện để tăng ngân sách cho y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số, kế hoạch hóa gia đình.
... và giao quyền trực tiếp quản lý, sử dụng, trả lương cho CCVC
Trao đổi với Bộ Y tế về vấn đề này, Bộ Y tế cho biết đang hoàn thiện Dự thảo theo hướng, trên cơ sở kế hoạch biên chế, thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch tuyển dụng và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng, có quyền tiếp nhận viên chức ngạch bác sỹ chính và tương đương trở xuống. Hàng năm, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm rà soát, sắp xếp, bố trí và sử dụng số công chức, viên chức hiện có phù hợp với trình độ chuyên môn và điều kiện thực tế của đơn vị, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.
Như vậy, Dự thảo đã đổi mới theo hướng giao cho Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương cho công chức, viên chức y tế được quyền tuyển dụng.
Quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong việc tuyển dụng người đúng chuyên môn, vị trí. Cơ quan quản lý cấp trên chỉ theo dõi, kiểm tra, giám sát, để các đơn vị có đủ nhân lực chăm sóc người bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Theo nhận định của Bộ Y tế, Dự thảo này cũng phù hợp với tinh thần của Dự thảo Luật Viên chức đang được Chính phủ soạn thảo trình Quốc hội cho ý kiến thông qua trong kỳ họp tới.
Thời gian qua, hệ thống y tế nước ta đã ngày càng được củng cố và phát triển. Tính đến hết năm 2009, 100% số xã và 86,8% số thôn bản đã có cán bộ y tế hoạt động, số xã có bác sỹ làm việc đạt 65,1%, trên 65% số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, trên 80% số trạm xã (9.446 trạm) đã thực hiện khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ BHYT. Các cơ sở y tế dự phòng được củng cố và phát triển ở cả tuyến huyện và tuyến tỉnh. Hệ thống bệnh viện công lập tiếp tục được giữ vững và phát triển, một số bệnh viện đã được đầu tư xây dựng mới, đa số các bệnh viện đã và đang được cải tạo, nâng cấp, bước đầu ngăn chặn được tình trạng xuống cấp, số giường bệnh từ tuyến huyện trở lên bình quân cả nước đạt 19,3 giường/1 vạn dân. Công tác khám, chữa bệnh tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi ngày càng được quan tâm hơn. Các cơ sở y tế đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chống quá tải, giảm dần tình trạng nằm ghép. |
Để dự thảo Nghị định được hoàn thiện hơn, mời bạn đọc đóng góp ý kiến tại đây.
(Theo Tuấn Khang // Tin Chính phủ)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com