Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước: Còn nhiều lực cản


Sản xuất đồ gia dụng tại Công ty CP Kim khí Thăng Long. Ảnh: Nguyệt Ánh

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, đến ngày 1-7-2010 là thời hạn cuối cùng để các doanh nghiệp (DN) nhà nước sắp xếp lại, chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, hoặc cổ phần.

Cho đến nay, sau nhiều năm cổ phần hóa (CPH) mới có hơn 3.800 công ty nhà nước và bộ phận của công ty nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, 300 công ty TNHH một thành viên nhà nước. Như vậy, thời gian còn lại để thực hiện không còn nhiều, trong khi còn khoảng 1.500 DN nhà nước phải sắp xếp, đây là một thử thách không dễ vượt qua.

Nhiều bất cập trong quá trình CPH

Theo Bộ Tài chính, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các DN chậm CPH. Nào là tồn tại về tài chính, do kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất vốn nhà nước, nợ xấu ngân hàng, nhiều tài sản tồn đọng không xử lý… đã làm nhiều DN nhà nước không CPH được. Nhiều DN đã "ép" CPH do đánh giá tăng giá trị tài sản, chất lượng hoạt động, nên sau CPH tình hình sản xuất, kinh doanh không cải thiện. Thậm chí, không ít DN không thể quyết toán để bàn giao tài chính sang công ty cổ phần. Việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài còn hạn chế, nên vốn nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong vốn điều lệ các DN CPH (52%). Đã vậy, một tỷ lệ lớn DN sau CPH, ban quản lý, điều hành là những người quản lý của DN Nhà nước cũ, nên không đổi mới trong quản trị DN... Ngoài ra, một số quy định pháp luật về CPH chưa thật sát với thực tế, hoặc chậm hướng dẫn thi hành. Về các nội dung tính đủ giá trị đất, nhất là việc tính giá đất thuê vào giá trị DN, xác định lợi thế về địa lý, giá trị thương hiệu, lựa chọn cổ đông chiến lược, minh bạch các thông tin về CPH… làm chưa chuẩn nên đã kéo dài thời gian CPH, hoặc bị lợi dụng trong khi thực hiện.

Bên cạnh đó, các quy định, khung pháp lý về CPH lại thay đổi liên tục khiến DN khó cập nhật. Chẳng hạn, từ năm 2002 đến nay quy định pháp luật về CPH được thay đổi 3 lần (Nghị định (NĐ) 64/2002/CP, NĐ 187/2004/CP và NĐ 109/2007/CP) và các thông tư hướng dẫn thường ban hành chậm, nên đã ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch CPH DN nhà nước...

Đẩy nhanh tiến độ, nhưng phải bảo đảm chất lượng

Để DN hoạt động hiệu quả sau CPH, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại các loại DN như DN quốc phòng, an ninh; DN công ích quan trọng; công ty mẹ của một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoạt động một trong những ngành, nghề liên quan đến an ninh quốc gia về kinh tế, quản lý, khai thác nguồn tài nguyên và khoáng sản quan trọng… Ngoài ra, Nhà nước cũng cần đổi mới chính sách đầu tư tạo lập tài sản và quyền sở hữu, quản lý tài sản phục vụ mục tiêu cung ứng sản phẩm và dịch vụ công ích theo hướng Nhà nước có trách nhiệm đầu tư tạo lập những tài sản cần đầu tư lớn, mà các DN không có khả năng đầu tư hoặc không muốn đầu tư (hệ thống đập hồ, kênh mương thủy lợi liên vùng, hệ thống cấp thoát nước đô thị lớn, thông tin tín hiệu hàng hải…) để giao hoặc tổ chức đấu thầu cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích.

Được biết, địa vị pháp lý của các công ty cổ phần mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối chưa nhất quán. Khi cần kiểm soát, các cơ quan quản lý coi họ là DN nhà nước, khi xét hưởng ưu đãi của nhà nước (nếu có) họ lại bị coi là công ty cổ phần. Vì thế, nên thay đổi nhận thức không còn tồn tại DN nhà nước nữa, mà chỉ còn DN hoạt động theo Luật DN. Các cơ quan quản lý nhà nước nên hạn chế việc can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính vào quá trình quản trị điều hành của DN. Thay vào đó, nên ban hành các quy định về người đại diện sở hữu vốn nhà nước và thực hiện quyền của Nhà nước với DN như một cổ đông bình đẳng với các cổ đông khác.

Một số chuyên gia cho rằng, trong thời điểm hiện nay nếu CPH vội vàng có thể dẫn đến tình trạng "thôn tính" tài sản nhà nước. Vì thế, mục tiêu CPH nên được nhìn nhận một cách tổng thể và dài hạn hơn. CPH là việc cần phải làm để tái cơ cấu DN nhà nước nhằm đặt mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, nhưng không CPH bằng mọi giá. Vấn đề hiện nay là đẩy nhanh tiến độ CPH các DN nhà nước, song phải bảo đảm chất lượng khi thực hiện CPH các DN này.


(Theo Thắng Ngọc/HNM)

  • "Kiên quyết không để thiếu điện mùa khô 2010"
  • Nói chung là...: Không phải như bây giờ
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo tồn động thực vật hoang dã
  • Dịch vụ công điện tử: Bước đệm cho chính phủ điện tử
  • Khi CNTT tạo áp lực đối với cải cách hành chính
  • Sàn đấu giá, niềm hy vọng mới cho ngành chè Việt Nam
  • Điện gió: Còn nhiều nút thắt
  • VN có thể chọn công nghệ điện hạt nhân của Nhật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi