Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ quan nhà nước ưu tiên mua sắm hàng Việt Nam

Các cơ quan nhà nước phải là đối tượng tiêu dùng đi đầu trong việc ưu tiên dùng hàng Việt Nam-Ảnh: Hồng Văn

Đại diện nhiều cơ quan quản lý đã đề xuất nhà nước nên có chính sách chặt chẽ trong việc chi tiêu công, bằng việc ưu tiên mua sắm hàng Việt Nam nhằm mục đích hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị vào tháng 7 năm nay.  

Tại cuộc góp ý lần 2 cho chương trình hành động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức chiều ngày 13-10, ông Nguyễn Mạnh Tuệ, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, cho rằng nhà nước cần phải khắt khe hơn với các đối tượng mua sắm hàng hóa bằng tiền ngân sách.  

“Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước phải đi đầu trong cuộc vận động này. Cần phải có quy định cơ quan nhà nước khi mua máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chỉ được thanh quyết toán nếu mua hàng sản xuất trong nước, ngoại trừ trường hợp mặt hàng đó trong nước chưa sản xuất”, ông Tuệ nói và cho biết một số quốc gia trên thế giới hiện đã áp dụng chính sách này để kích cầu trong nước.  

Ông còn cho rằng thật nghịch lý nếu xe ô tô, máy lạnh, tủ lạnh mà cơ quan nhà nước mua sắm trong nước thừa sức sản xuất, lắp ráp nhưng họ lại chuộng hàng ngoại nhập khẩu, rồi lại vận động các đối tượng người tiêu dùng khác ưu tiên mua hàng Việt Nam.  

Ông Đỗ Hùng Anh Tuấn, Phó phòng xuất nhập khẩu và xúc tiến công thương thuộc Sở Công Thương, đồng tình quan điểm này và cho rằng chương trình hành động của thành phố cần phải nhấn mạnh tới các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước mà chi tiêu từ vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc ngân sách.  

“Hiện tại nhà nước là người tiêu dùng lớn nhất, đầu tư của nhà nước chiếm 44% tổng đầu tư xã hội và mua sắm của nhà nước chiếm 14% GDP, nên nhà nước phải làm gương trong cuộc vận động này”, ông Tuấn nói.

 

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Ngành muối cần phát huy “địa lợi”, tìm lại “nhân hòa”
  • Giám sát hiệu quả gói kích cầu
  • Vướng do thiếu quy định cụ thể
  • Tuyến tàu trên cao kết nối Hà Đông - Xuân Mai
  • Lập quy hoạch xây dựng dọc tuyến cao tốc Hà Nội - Vinh
  • Khởi công xây dựng công trình nhà Quốc hội
  • Nên chọn phương án... khó !
  • Trình quy hoạch vùng hồ Ba Bể
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi