Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT: Cần xác định rõ vấn đề trọng tâm

Mới đây, Hội tri thức khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến cho Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin.

Theo đó, Đề án đặt mục tiêu đến năm 2015, Việt Nam đứng thứ 70 trở lên trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) về công nghệ thông tin; tổng doanh thu công nghệ thông tin chiếm tỷ trọng 17-20% trong GDP; tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm gấp 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Cũng theo đề án này, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, Việt Nam đứng thứ 60 trở lên trong các bảng xếp hạng của ITU về công nghệ thông tin; tổng doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm 20-23% trong GDP.

Theo Tiến sỹ Phạm Bích San - Phó Tổng thư ký Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam, Đề án phải xác định mục tiêu là phục vụ người dân tốt nhất, hỗ trợ các ngành kinh tế-xã hội phát triển và xác định công nghệ thông tin là một ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, ông San cho rằng cần lên danh sách phân loại những danh mục hỗ trợ người dân (công nghiệp công nghệ thông tin và sản phẩm phần cứng, phần mềm chủ yếu) đồng thời có dự báo về chỉ số phát triển lao động phục vụ ngành. Tiến sỹ Đào Hồng Thu - Giảng viên Khoa Ngôn ngữ học ĐH Bách khoa Hà Nội thì đề cập một thực tế là tuyệt đại đa số những nghiên cứu về ngôn ngữ học mang đặc thù CNTT đều là của các chuyên gia tin học và ngành ngôn ngữ học Việt Nam dường như chưa mấy tiếp cận. Sự hợp tác giữa ngành ngôn ngữ học với CNTT là thực tế đang phải đặt ra cấp thiết. Mở ra được sự hợp tác này, CNTT mới có thể xâm nhập vào mọi lĩnh vực và như thế, Việt Nam mới có thể trở thành quốc gia mạnh về ứng dụng CNTT.

Ở một khía cạnh khác, Tiến sỹ Đỗ Khắc Chiến – Phó Chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cho rằng, đề án chưa thể hiện được rõ xem CNTT ở đâu trong tổng thể về khoa học và kinh tế của đất nước. Điều cần phải lưu ý rằng với sự phổ biến của CNTT và Internet, một môi trường trao đổi, mua bán mới đã hình thành và rất nhiều tranh chấp, mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó. Vì thế, rất cần phải làm rõ vấn đề này và theo ông, không nên đặt ra mục tiêu là Việt Nam xếp thứ bao nhiêu về CNTT với các nước trên thế giới mà nên đặt ra là như thế nào với ngay chính các nước trong khu vực. Cụ thể hơn, đề án nên đặt ra những mục tiêu về trình độ ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực KHCN và kinh tế.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, Đề án nhận được sự ủng hộ của các bộ, ngành. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, nội dung đề án mới chỉ dừng lại ở các mục tiêu thể hiện sự tham gia của các doanh nghiệp và vẫn còn hạn chế vai trò, sự tham gia của các bộ, ngành. Do vậy, để đột phá về lĩnh vực công nghệ thông tin, các bộ, ngành cần phải xác định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư, nhất là công tác đào tạo nguồn nhân lực và huy động nhiều nguồn lực để xứng tầm đề án quốc gia.                                                                                                                      

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • CPI bất ngờ tăng tốc
  • Dự thảo nghị định xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp vừa và nhỏ hết cửa?
  • Tiếp tục kích cầu vào mục tiêu trung và dài hạn
  • Điện hạt nhân chiếm 9% hệ thống điện vào 2030
  • Tiết kiệm để mua nhà chiếm 80% thu nhập: Giới hạn nguy hiểm?
  • Không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh
  • Sơ suất nhỏ, hậu quả lớn
  • 71,692 tỷ đồng phí môi trường sử không đúng mục đích
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi