Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện hạt nhân chiếm 9% hệ thống điện vào 2030

 
(Ảnh minh họa)

Tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác phát triển điện hạt nhân Việt Nam-Trung Quốc ngày 15/10, Tiến sĩ Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện khoa học Năng lượng (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) nói, việc phát triển điện hạt nhân sẽ tạo tiền đề cho khoa học công nghệ trong nước phát triển.

Theo ước tính, đến năm 2020 Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 50 tỷ kWh điện. Do đó, việc tìm kiếm phát triển nguồn năng lượng sạch là rất cần thiết.

Tại Việt Nam, dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận với 2 nhà máy với 4 tổ máy dự kiến đưa vào vận hành bắt đầu từ năm 2020 và 2021. Báo cáo đầu tư sẽ được trình Quốc hội xem xét, phê duyệt trong thời gian tới để có thể khởi công xây dựng vào năm 2014.

Ông Kiệt dự kiến, điện hạt nhân sẽ chiếm tỷ trọng từ 7-9% vào năm 2030 và tăng dần trong nửa đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, để đảm bảo tính cạnh tranh với các nguồn năng lượng sơ cấp khác cần nâng cao trình độ, an toàn và giảm giá thành. Do đó, việc lựa chọn công nghệ cần đảm bảo yêu cầu về độ chính xác cao, chi phí thấp.

Chia sẻ những kinh nghiệm lựa chọn công nghệ, ông Shu Guogang, Tổng giám đốc Công ty Công trình Điện hạt nhân (Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông, Trung Quốc) nói, khi mới bắt đầu, việc lựa chọn công nghệ đã qua trải nghiệm, đã áp dụng nhiều và thành thạo là điều cần thiết.

Ông nói, hiện ở Trung quốc đã có 11 tổ máy điện hạt nhân, với công suất khoảng 9100MW đang được vận hành và có 24 tổ máy đang trong quá trình xây dựng. Ông Shu Guogang cũng nhấn mạnh đến việc bên cạnh mua công nghệ, Trung Quốc còn làm chủ công nghệ để tạo độ an toàn và nội địa hóa thiết bị góp phần làm giảm giá thành.

Ngoài ra, ông bày tỏ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình trong quá trình phát triển điện hạt nhân cho phía Việt Nam đồng thời đánh giá cao triển vọng hợp tác trong lĩnh vực này như tư vấn kỹ thuật, thiết kế, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thiết bị./.

Trung Hiền (Vietnam+)

 

  • Tiết kiệm để mua nhà chiếm 80% thu nhập: Giới hạn nguy hiểm?
  • Không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh
  • Sơ suất nhỏ, hậu quả lớn
  • 71,692 tỷ đồng phí môi trường sử không đúng mục đích
  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất xuất triệu tấn xăng dầu
  • EVN lại muốn… “đa đoan”
  • Thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân: Cần sự bình đẳng
  • Khai thác titan: Triệt để mà thân thiện môi trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi