Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh

Các lợi thế về nguồn nhân công rẻ, lực lượng lao động dồi dào... của dệt may Việt Nam đang dần bị giảm sút trong mắt doanh nghiệp nhập khẩu. - tinkinhte.com
Các lợi thế về nguồn nhân công rẻ, lực lượng lao động dồi dào... của dệt may Việt Nam đang dần bị giảm sút trong mắt doanh nghiệp nhập khẩu. Ảnh: Lê Toàn.

Ngành dệt may Việt Nam đang dần đánh mất lợi thế cạnh tranh so với nhiều nước khác khi giá nhân công đang nhích dần lên trong khi năng suất lao động giảm và không tuân thủ quy trình pháp lý.

Đây là nhận xét của ông Herb Cochran, Ủy ban May mặc và giày của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại buổi đón tiếp đoàn doanh nghiệp nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam do Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức mới đây.

Theo phân tích của ông Cochran, nếu như trước kia, ngành may mặc Việt Nam có các lợi thế về nhân công rẻ, lực lượng lao động lớn, có nguyện vọng học hỏi, phát triển, thì nay, các yếu tố này đã giảm sút.

Cụ thể, giá nhân công Việt Nam đang nhích dần lên khi trong hai năm gần đây, mức lương tối thiểu tăng từ 30 – 34% tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tăng từ 50 - 58% tại doanh nghiệp Việt Nam.

Về năng suất lao động, công nhân Việt Nam làm việc chỉ bằng 70 - 80% so với nhân công Trung Quốc. Lực lượng lao động Việt Nam không tuân thủ quy trình pháp lý. “Khi muốn đàm phán về phúc lợi và lương bổng với ban điều hành doanh nghiệp, lao động Việt Nam chọn giải pháp đình công trái luật làm chiến thuật đàm phán” - ông Cochran dẫn chứng.

Đại diện của Amcham khẳng định: “Chính các lý do này khiến khách hàng Hoa Kỳ cảm thấy bất an vì sự ổn định là yếu tố hàng đầu khi họ quyết định đặt hàng ở bất kỳ nước nào. Tỷ lệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đó cũng bị ảnh hưởng”.

Cũng theo ông Cochran, hiện nhiều nhà đầu tư đang để ý đến Indonesia nhằm thay thế cho Việt Nam. Nguyên nhân là dù giá nhân công hai nước gần ngang nhau nhưng lực lượng lao động của Indonesia ổn định, có năng suất cao và giá đất thấp hơn Việt Nam.

Ngoài ra, Indonesia còn có lực lượng doanh nghiệp sản xuất vải địa phương hùng hậu với mặt hàng denim và dệt nhẹ, nhiều nhà máy dệt kim được đầu tư xây dựng để tăng nguồn nguyên liệu địa phương. Công nhân cũng thường xuyên được đào tạo nhằm bổ sung, nâng cao kỹ năng may cắt.

“Việt Nam phải khắc phục tất cả những phương diện trên để tiếp tục là nhà cung cấp chiến lược cho các nhà nhập khẩu Mỹ, châu Âu” - ông Cochran góp ý.

(Theo Minh Tâm // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi