Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện thương phẩm VN tăng trưởng cao nhất thế giới

Điện lực tỉnh Phú Yên khôi phục lại lưới điện sau khi lũ rút ở xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân. - tinkinhte.com
Điện lực tỉnh Phú Yên khôi phục lại lưới điện sau khi lũ rút ở xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân. (Ảnh: Thế Lập/TTXVN)
Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Lê Thanh khẳng định chỉ trong giai đoạn từ 1995-2008, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm ở Việt Nam luôn ở mức cao nhất trong khu vực và trên thế giới, bình quân đạt hơn 15%, tăng gấp 2 lần tăng trưởng GDP.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 55 ngày truyền thống ngành điện lực Việt Nam (21/12), tổ chức ngày 19/12, ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành điện lực Việt Nam, ông Phạm Lê Thanh cho rằng ngành điện đã giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo trong đảm bảo cung cấp điện, đáp ứng một cách cơ bản nhu cầu điện cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhiều năm liên tục.

Đến nay, 100% số huyện, hơn 97% số xã và gần 95% số hộ dân nông thôn có điện, cao hơn nhiều nước trong khu vực, vượt trước chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đề ra. Sau 13 năm, tỷ lệ tổn thất điện năng giảm từ 21,4% vào năm 1995 xuống còn một con số là 9,21% vào năm 2008.

Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay, tổng công suất nguồn điện thuộc sở hữu và chi phối của EVN chiếm 68% công suất toàn hệ thống điện, sản lượng điện sản xuất chiếm gần 72% sản lượng điện toàn hệ thống. Với quy mô 71 đơn vị thành viên và trực thuộc, 22 đơn vị liên kết, về cơ bản EVN đã hoàn thiện các cơ chế quản lý, điều hành.

Bên cạnh lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng, hai ngành nghề kinh doanh chính khác là viễn thông công cộng và cơ khí chế tạo thiết bị điện được mở rộng. Các hoạt động kinh doanh khác như tài chính, ngân hàng cũng từng bước phát triển, tạo thêm kênh huy động vốn hiệu quả cho các dự án đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện của Tập đoàn.

EVN còn là một doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện liên kết lưới điện liên quốc gia, kết nối lưới điện ở cấp điện áp 110kV và 220kV với Công ty Lưới điện Phương Nam của Trung Quốc, đang cung cấp điện cho Thủ đô Phnom Penh của Campuchia qua 2 đường dây 220kV; đồng thời bán điện cho nhiều địa phương khác trên nước bạn Campuchia và Lào ở nhiều điểm dọc biên giới.

Từ năm 1995 đến nay, EVN đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào các quỹ như Quỹ tấm lòng Vàng, Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ giúp trẻ em nghèo vượt khó, khắc phục hậu quả lũ lụt và đang phụng dưỡng suốt đời gần 300 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hỗ trợ gần 280 tỷ đồng cho 3 huyện nghèo của tỉnh Lai Châu là Phong Thổ, Than Uyên và Tân Uyên phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội một cách bền vững.

Theo Tổng Giám đốc Phạm Lê Thanh, ngành điện nói chung và EVN nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhằm thực hiện thành công 4 mục tiêu lớn, có tầm quan trọng chi phối tới bước đường phát triển.

Đó là mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ của đất nước; thực hiện thị trường hóa giá điện nhằm đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành điện, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường; từng bước hình thành và phát triển thị trường điện lực; hoàn thành chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn trong cả nước có điện./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Bàn biện pháp nâng kim ngạch xuất khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Cô-Oét
  • VN sẽ chào thầu dự án điện hạt nhân vào 2012-2013
  • Ưu tiên ODA cho Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu
  • Vận hành nhiều công trình điện trong tháng 12
  • Ngành điện bối rối vì hạn
  • Kết quả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 11 tháng đầu năm 2009
  • Khắc nghiệt như kinh doanh hàng không
  • Hướng đi mới trong quản lý nghề cá quy mô nhỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi