Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện mua ngoài EVN sẽ ngày càng tăng cao

Theo tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2010, sản lượng điện mua từ các nhà máy ngoài EVN sẽ đạt trên 31,9 tỷ kWh, tăng 22,2% so với mức dự kiến mua năm 2009 và chiếm gần 52% sản lượng điện sản xuất của EVN là 61,4 triệu kWh.

Với xu hướng này, điện mua ngoài cũng tăng dần theo các năm, từ năm 2011 là 33,1 tỷ kWh và đến năm 2015 sẽ là 56,6 tỷ kWh, chiếm khoảng 49% điện sản xuất.

EVN cho biết, dựa trên cơ sở chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của giai đoạn 2011-2015 là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7 - 8%/năm, quy hoạch phát triển điện của các tỉnh, thành phố; quy hoạch phát triển các ngành tiêu thụ điện lớn, EVN đã báo cáo Bộ Công Thương nhu cầu điện thương phẩm, điện sản xuất và mua ngoài của EVN giai đoạn 2011-2015, tính theo phương án cơ sở là tăng trưởng 13,5%.

Để đảm bảo đáp ứng đủ nhiên liệu cho phát điện, EVN sẽ phối hợp với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đề nghị các nhà khai thác nâng sản lượng cung cấp khí thiên nhiên từ các mỏ của lô 06.1, đồng thời sớm đưa vào vận hành các lô 05.2, 05.3 thuộc khu vực miền Đông Nam bộ; đẩy nhanh tiến độ triển khai sớm đưa khí các lô B52, B53 thuộc khu vực miền Tây Nam bộ vào vận hành các nhà máy điện thuộc Trung tâm Điện lực Ô Môn.

Theo cân đối khả năng khai thác và tiêu thụ than trên toàn quốc, từ năm 2012 trở đi, Việt Nam bắt đầu nhập khẩu than. EVN đã phối hợp với Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam để cân đối việc sử dụng than trong nước cho các dự án điện đang vận hành và dự kiến đưa vào vận hành trong thời gian tới.

EVN kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các chủ đầu tư đảm bảo tiến độ các dự án điện BOT/IPP trong Quy hoạch điện VI đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng công suất các dự án này rất lớn (36.715 MW cho giai đoạn 2006 - 2015) và chiếm 61,7% công suất mới đầu tư của toàn bộ Quy hoạch VI.

(Theo Nguyễn Hạnh // VnEconomy)

Bài thuộc chuyên đề: Dự báo kinh tế Việt Nam 2010

  • Cần cơ chế thoáng hơn trong xây nhà xã hội
  • Hơn 10 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam
  • Hải quan và doanh nghiệp: Thiếu tiếng nói chung
  • Nguy cơ thừa xi măng
  • Tăng cường vai trò của TTXVN trong tình hình mới
  • Ngành điện trong giai đoạn đầu tư lớn nhất
  • Chủ động ngăn chặn lạm phát
  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Ngổn ngang nhiều mối
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi