Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lỗ hơn 2.600 tỉ đồng, Petrolimex xin "cơ chế đặc biệt"

Khẳng định sẽ đảm bảo nguồn xăng dầu cho thị trường “bằng mọi giá”, nhưng đại diện Petrolimex thừa nhận đơn vị này đang “ốm yếu” sau thời gian khó khăn vừa qua và khó vượt qua giai đoạn tiếp theo với tình trạng ốm yếu đó nếu “không có cơ chế đặc biệt”.

Lỗ 2.650 tỉ đồng trong quý I

Petrolimex thừa nhận đã lỗ 2.650 tỉ đồng trong quý 1.2011 do phần lớn "căng sức" đảm bảo nguồn cung cho thị trường! (ảnh minh hoạ) Ảnh: L.H.T

Tại buổi giao ban quý I của bộ Công thương sáng nay 4.4, bà Đàm Thu Huyền, phó tổng giám đốc tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, thống kê nhanh của đơn vị này cho thấy, tính đến hết 31.3, Petrolimex đã lỗ 2.650 tỉ đồng trong quý 1.

“Trong đó, riêng chênh lệch tỉ giá nếu tính từ thời điểm ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỉ giá từ ngày 11.2 thì Petrolimex đã lỗ 1.854 tỉ đồng”, bà Huyền nói.

Ngoài ra, khoản lỗ khác nữa là hệ quả của việc Petrolimex "đã căng sức" để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong thời gian qua, khi thị phần của Petrolimex trên thị trường đã tăng hơn 20% so với bình thường.

Cũng theo bà Huyền, do quỹ bình ổn giá của Petrolimex đã hết từ tháng hai nên việc “ứng” quỹ bình ổn đã để lại một khoản âm 730 tỉ đồng.

Còn theo ông Vũ Quang Nam, phó tổng giám đốc tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN), với việc kinh doanh hơn 1,7 triệu m3-tấn (trong đó Pvoil là 1,3 triệu m3 - tấn, Petec là 402.000 m3-tấn) trong quý I, các công ty xăng dầu thuộc PVN đã bị lỗ 780 tỉ đồng.

Xin cơ chế đặc biệt

Bà Huyền thông tin: dư vay ngoại tệ cho đến hôm nay của Petrolimex là trên 1 tỉ USD và phần lớn là do “tích” lại trong quý I, trong khi khoản này ở các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu khác rất nhỏ, như Pvoil chỉ khoảng 60 triệu USD. Theo tính toán của bà Huyền, chiếu vào tỉ giá điều hành liên ngân hàng hiện nay thì mỗi ngày tỉ giá lên 5-10 “điểm” là Petrolimex sẽ bị lỗ 5-10 tỉ đồng/ngày, khoản lỗ này “không biết kết cấu vào đâu”!

Để xử lí chênh lệch tỉ giá cũ, theo bà Huyền, dù Ngân hàng Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rồi nhưng thực hiện rất khó khăn vì dư vay này xuất hiện từ tháng 11.2010 nhưng thực chất là tích lũy trong quý I. “Hiện thực hóa bằng cách cần “khoanh” tỉ giá ngoại tệ theo tỉ giá cố định nào đó”, bà Huyền kiến nghị và “than”: “Vì chưa có lợi nhuận nên cần chính sách đặc biệt để thu lại, cần hỗ trợ đặc biệt chứ khó mà thu lại nhờ vận hành theo cơ chế thị trường”.

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng thông báo đã họp với bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã yêu cầu đảm bảo đủ ngoại tệ trong bất cứ tình huống nào. Về vấn đề xử lí quỹ bình ổn, lỗ tỉ giá của Petrolimex nêu, ông Hoàng cũng thông tin Thủ tướng đã giao bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu.

(Theo Chí Hiếu/sgtt)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi