Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EVN lại muốn… “đa đoan”

Với đề án thành lập 5 tổng công ty (TCT) điện lực mới, vùng hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ được mở rất rộng, không chỉ gói gọn trong lĩnh vực điện.

EVN đã trình Chính phủ Đề án thành lập 5 TCT điện lực hoạt động trong lĩnh vực phân phối, trực thuộc sự quản lý của mình, với kế hoạch bắt đầu mô hình mới từ tháng 1/2010. Bên cạnh việc sắp xếp lại hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc trong lĩnh vực phân phối điện, EVN cũng có tham vọng vươn dài cánh tay sang cả những lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ khác.

Tại Đề án của EVN, 5 TCT mới được thành lập gồm TCT Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam (với nòng cốt là các Công ty Điện lực 1, 2, 3) và TCT Điện lực Hà Nội, TCT Điện lực TP.HCM (dựa trên Công ty Điện lực Hà Nội, Công ty Điện lực TP.HCM đang có). TCT Điện lực Hà Nội có vốn điều lệ thấp nhất, 1.314 tỷ đồng và cao nhất là TCT Điện lực miền Bắc với 6.175 tỷ đồng. Các TCT này sẽ hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên và EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Ban lãnh đạo EVN cho rằng, việc thành lập 5 TCT như đề xuất sẽ khắc phục được hạn chế trong đầu tư trước đó. Thay vì có 11 công ty điện lực là các pháp nhân độc lập, được trực tiếp vay vốn tại ngân hàng như hiện nay, thì việc hình thành 5 TCT điện lực và 96 công ty con hạch toán độc lập (trong đó có nhiều đơn vị trước đó là vốn hạch toán phụ thuộc) sẽ giúp cho việc vay vốn được tự chủ hơn, giải tỏa được hạn chế vay vốn không vượt qua 15% vốn điều lệ với 1 khách hàng của ngân hàng nhà nước.

Tuy nhiên, tất cả gánh nặng bảo lãnh và tín chấp cho các đơn vị này đều được dồn lên vai EVN khi Dự thảo Điều lệ hoạt động lại đưa ra quy định: “Đề nghị EVN bảo lãnh và tín chấp cho TCT điện lực vay vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước”.

Đáng chú ý nhất là, với đề án thành lập 5 TCT điện lực mới, vùng hoạt động của EVN sẽ được mở rất rộng, không chỉ gói gọn trong lĩnh vực điện. Dự thảo Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của TCT điện lực được EVN xây dựng đã liệt kê 24 ngành nghề kinh doanh mong muốn. Ngoài khoảng 14 lĩnh vực liên quan đến ngành điện và viễn thông (bởi có EVN telecom), thì các lĩnh vực còn lại rất đa dạng, không chỉ là đầu tư tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, mà còn cả kinh doanh văn phòng, lữ hành du lịch, cung cấp thông tin lên mạng Internet, dịch vụ quảng cáo thương mại, tổ chức hội nghị, hội thảo…

Mặc dù việc thành lập 5 TCT điện lực là bước đi cần thiết trong quá trình tái cơ cấu ngành điện để chuẩn bị cho các đơn vị phân phối và bán lẻ điện có thể tham gia hoạt động cạnh tranh trong giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh, nhưng các chuyên gia cũng rất quan ngại, sự hình thành 5 TCT sẽ khiến bộ máy của EVN trở nên cồng kềnh, đặc biệt là tăng chi phí khi các TCT này nâng cấp thành những doanh nghiệp hạng đặc biệt.

Không chỉ vậy, việc EVN muốn mở rộng ngành nghề hoạt động, lấn sang cả những lĩnh vực không liên quan đến điện cũng được cho là không hợp lý. Trước đó, câu chuyện các tập đoàn kinh tế lớn, thay vì tập trung vào nhiệm vụ chính và nâng cao hiệu quả hoạt động, lại dùng tiền để đầu tư sang các lĩnh vực khác, đã gây bức xúc trong dư luận. Chính phủ cũng đã có những văn bản nhằm chấn chỉnh các hoạt động đầu tư ngoài ngành của các “ông lớn”.

“Các hoạt động sản suất, kinh doanh ngoài ngành điện như viễn thông, cho thuê văn phòng, kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản, dịch vụ quảng cáo thương mại… cần phải được tách biệt với lĩnh vực hoạt động phân phối và bán lẻ điện. Điều này nhằm loại bỏ việc các TCT sử dụng lợi nhuận của các hoạt động phân phối bán lẻ điện để bù chéo cho các ngành nghề kinh doanh khác, đưa chi phí của các ngành nghề kinh doanh không điện vào giá điện, làm tăng giá điện, giảm lòng tin của người tiêu dùng điện và xã hội đối với ngành điện”, một chuyên gia không muốn nêu tên nhận xét.

Việc EVN trong đề án của mình muốn quyết định mức giá bán buôn điện cho các TCT điện lực và giá bán điện của TCT điện lực cho các công ty điện lực tỉnh được thực hiện theo cơ chế giá nội bộ, do từng TCT quyết định, cũng được Cục Điều tiết điện lực cho là không đúng với quy định của Luật Điện lực và cơ chế điều tiết giá của ngành điện.

Theo Điều 66, Luật Điện lực, Cục Điều tiết điện lực là cơ quan chịu trách nhiệm điều tiết giá điện, quy định khung giá phát điện, bán buôn điện. Vì vậy, việc EVN muốn quy định giá bán buôn điện cho từng TCT điện lực như Đề án sẽ khiến cho EVN đóng  luôn vai trò quản lý nhà nước về điều tiết giá bán buôn điện.

(Đầu Tư)

 

  • Thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân: Cần sự bình đẳng
  • Khai thác titan: Triệt để mà thân thiện môi trường
  • Năm 2020: Phải hoàn chỉnh chiến lược đàm phán các hiệp định thương mại tự do
  • “Thống đốc cầu thị, nhưng còn lúng túng”
  • Khởi công kho chứa khí hoá lỏng lạnh lớn nhất
  • Tăng trưởng GDP năm 2010 sẽ dưới 6,5%
  • Tham nhũng - một trong năm 'nút thắt' lớn của kinh tế Việt Nam
  • Nhiều cơ hội đầu tư vào các DN nhà nước lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi