Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiếp tục tăng mức sử dụng quỹ bình ổn để giữ giá xăng dầu

Bộ Tài chính vừa có công văn số 1786/BTC-QLG gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối yêu cầu các đơn vị này tiếp tục giữ nguyên giá bán như hiện nay.

Song để bù đắp mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành với giá cơ sở phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, doanh nghiệp sẽ được tăng mức sử dụng từ quỹ bình ổn giá.

Cụ thể, kể từ 0h ngày 11/2, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được tăng mức sử dụng từ quỹ bình ổn như sau: đối với mặt hàng xăng mức sử dụng từ 1.200 đồng/lít lên 1.650 đồng/lít; dầu diesel tăng thêm 700 đồng/lít (từ 1.600 đồng/lít lên 2.300 đồng/lít); dầu hoả từ 1.200 đồng/lít lên 2.150 đồng/lít; dầu mazut từ 700 đồng/lít lên 1.400 đồng/lít.

Công văn còn nêu rõ do phạm vi, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau nên tổng số tiền trích, sử dụng và số dư quỹ bình ổn giá tại mỗi doanh nghiệp có khác nhau. Để đảm bảo phản ánh đúng chi phí phát sinh do thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá, Bộ Tài chính đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện việc trích lập, sử dụng và hạch toán quỹ theo đúng quy định. Phần chênh lệch thu chi quỹ bình ổn phát sinh sẽ được xử lý theo quy định trong thời gian tiếp theo.

Văn bản nêu trên được ban hành trong bối cảnh có một số thông tin đề cập đến khả năng tăng giá xăng dầu dẫn tới hiện tượng một số cây xăng tại một số địa bàn đã tạm đóng cửa để “chờ” giá bán mới.

Ngoài ra, việc giữ giá bán xăng dầu như hiện nay đang khiến các doanh nghiệp đầu mối như Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lỗ khoảng 2.000 đồng/lít xăng A92 và gần 2.500 đồng/lít đối với diesel 0,05S và dầu hỏa.

Trước đó vào ngày 14/1, Bộ Tài chính đã đồng ý giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu chính xuống 0%; cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được tăng mức sử dụng từ quỹ bình ổn giá xăng dầu để bù đắp mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành thấp hơn giá cơ sở phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá xăng, dầu theo chỉ đạo của Liên Bộ Tài chính - Công Thương đối với mặt hàng diesel (tăng mức sử dụng thêm 600 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít lên 1.600 đồng/lít).

Đối với các mặt hàng khác là xăng, dầu hoả, mazut mức sử dụng quỹ bình ổn tiếp tục giữ như trước đó. Cụ thể xăng và dầu hoả vẫn được sử dụng từ quỹ là 1.200 đồng/lít, dầu diesel là 1.000 đồng/lít, dầu mazut là 700 đồng/kg.

(VnEconomy)

  • BMI: Ấn tượng CNTT-TT Việt Nam
  • Lượng điện thiếu hụt nặng so với năm 2010
  • Giải quyết miễn thuế trong 10 ngày
  • "Công tác quản lý Nhà nước sẽ có những đổi mới"
  • Ngành công thương Hà Nội: Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực
  • Phát triển điện năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
  • Đến 2020, mật độ thuê bao Internet khu vực nông thôn đạt 30-40%
  • Chuẩn bị Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi