Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hãy bắt đầu từ việc nộp báo cáo giám sát đầy đủ

Một câu chuyện rất cũ: quý nào cũng vậy, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), bao giờ cũng có một danh sách các bộ, ngành đã nhiều quý liên tiếp không gửi báo cáo. Quý IV/2009, những cái tên được nhắc tới là Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ…
 
Đó là chưa kể, ngay cả những đơn vị đã nộp báo cáo thì không phải báo cáo nào cũng gửi đúng quy định (bằng văn bản và thư điện tử) và đáp ứng đầy đủ các thông tin cần thiết. Số liệu tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, quý IV/2009, chỉ có 59% báo cáo đáp ứng đủ thông tin. Trong đó, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 75%, còn báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ có tới 100% số báo cáo không đủ thông tin…

Vấn đề là, việc này không chỉ xảy ra đối với riêng các dự án sử dụng vốn ODA. Câu chuyện tương tự cũng xảy ra đối với việc nộp báo cáo giám sát đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước. Nhiều năm nay, lần nào tổng hợp các báo cáo từ các bộ, ngành, địa phương gửi về, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh về chuyện buông lỏng giám sát đầu tư. Và mặc dù, đã rất nhiều lần, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải đề xuất thực hiện chế tài đối với các đơn vị chậm nộp, thậm chí không nộp báo cáo giám sát đầu tư, song tình trạng đó vẫn luôn tồn tại.

Với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA cũng vậy. Các đề xuất về việc cần có chế tài xử lý đối với các chủ chương trình, dự án ODA chậm nộp báo cáo cũng đã nhiều lần được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra, song kết quả, như thường thấy vẫn là không nhiều đơn vị tuân thủ các quy định về nộp báo cáo.

Câu hỏi đặt ra là, gốc rễ vấn đề nằm ở đâu? ở việc coi thường các quy định về nộp báo cáo, hay chính bản thân các cơ quan chủ quản, các chủ dự án cũng không thể nắm được những con số chính xác về các dự án trong tầm quản lý của mình?

Hai câu chuyện tưởng rất khác, song lại có một mẫu số chung và kết quả là, rất có thể chỉ vì thiếu sự giám sát, thậm chí buông lỏng quản lý, hiệu quả của các dự án này phần nào giảm sút.

Chúng ta vẫn thường nghe nói tới nhiều về sự thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư công. Còn với các dự án sử dụng vốn ODA, nỗi lo của dư luận luôn là nếu không được sử dụng hiệu quả, thì gánh nặng trả nợ sẽ dồn sang thế hệ sau. Nâng cao hiệu quả sử dụng các đồng vốn này chính là trách nhiệm của cả cơ quan quản lý lẫn chủ đầu tư dự án.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đầu tư công kém hiệu quả. Nhưng có lẽ, một nguyên nhân cần được nhắc tới đó chính là công tác giám sát, đánh giá đầu tư phần nào đã bị buông lỏng, chí ít trên phương diện chậm nộp báo cáo giám sát. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, việc dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả của các dự án sử dụng vốn Nhà nước, vốn ODA là điều dễ hiểu. Vì thế, để giám sát và quản lý, sử dụng hiệu quả hơn đồng vốn ngân sách, đồng vốn ODA, có lẽ nên bắt đầu từ việc... nộp báo cáo giám sát đầy đủ.

(Theo Nguyên Đức // Báo đầu tư)

  • Cuộc Bình chọn BCTN 2010: Hướng đến sự minh bạch thông tin
  • Kiểm toán các gói kích cầu
  • Đã tìm ra nguyên nhân gây nứt mặt cầu Thăng Long
  • Hơn 1 nghìn tỷ đồng xây dựng Cầu Bến Thủy II
  • Không thu thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ, than cốc
  • Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2010
  • Xóa nợ thuế với một số doanh nghiệp Nhà nước
  • Kiềm chế và ngăn ngừa lạm phát cao trở lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi