Trước đây, vào năm 2005, Hệ thống chỉ tiêu thống kê (HTCTTK) quốc gia được Thủ tướng Chính phủ quy định có 274 chỉ tiêu thống kê thuộc 24 nhóm ngành, lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, theo thời gian, HTCTTK này đã bộc lộ một số bất cập nên cần được đổi mới hoàn thiện để phù hợp với quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
HTCTTK phải đáp ứng nhu cầu phân tích, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội |
Chính vì vậy, tại Đề án đổi mới đồng bộ các HTCTTK vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quan điểm mấu chốt nhất là hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia thống nhất, thông suốt nhằm cung cấp chính xác đầy đủ, kịp thời các thông tin thống kê đáp ứng nhu cầu phân tích, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
Trong năm 2010 sẽ xây dựng hoàn chỉnh và ban hành đồng bộ các HTCTTK chủ yếu như hệ thống chỉ tiêu quốc gia, hệ thống chỉ tiêu của từng bộ, ngành, HTCTTK cấp tỉnh, huyện, xã và tiến tới đến năm 2015 sẽ áp dụng toàn bộ các chỉ tiêu trong danh mục của các HTCTTK kê mới.
Hoàn thiện HTCTTK quốc gia
Việc đổi mới, bổ sung thêm hoàn thiện HTCTTK quốc gia được xác định, bổ sung thêm các chỉ tiêu thống kê mà trước đây chưa quy định tới hoặc có nhưng chưa sâu sắc như các chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng, hiệu quả của sự phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, các chỉ tiêu bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Hoàn thiện thêm tiêu thức phân tổ của các chỉ tiêu trong HTCTTK quốc gia phải bảo đảm yêu cầu thông tin chi tiết phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế (trong thời gian trước mắt tạm thời phân theo loại hình kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốn nước ngoài. Đối với các chỉ tiêu xã hội phải đổi mới để tăng thêm phân tổ theo giới tính, dân tộc...
Đối với cấp Bộ, ngành, HTCTTK phải đảm bảo tính đồng bộ cao với HTCTTK quốc gia, đồng thời phải là một trong những nguồn cung cấp thông tin đầu vào quan trọng của HTCTTK quốc gia và đáp ứng nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân khác.
7 giải pháp đổi mới HTCTTK
Để thực hiện tốt việc hoàn thiện HTCTTK quốc gia, Đề án đã chỉ ra 7 giải pháp chủ yếu, gồm: Đánh giá hiện trạng các HTCTTK; củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức thống kê; đào tạo nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện môi trường pháp lý cho công tác thống kê; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; tăng cường hợp tác quốc tế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực từ bên ngoài và kinh phí xây dựng thực hiện Đề án do nhà nước hoàn toàn bảo đảm.
Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là tập trung đổi mới và hoàn chỉnh những vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ. Bằng cách mỗi Bộ, ngành phải xây dựng bộ máy tổ chức thống kê tương xứng với yêu cầu và khối lượng công tác thống kê của mình. Riêng đối với thống kê Sở, ngành cấp tỉnh (bộ phận cấu thành của HTCTTK quốc gia nên cần có lực lượng chuyên trách đáp ứng yêu cầu chỉ đạo điều hành của địa phương. Cấp huyện, xã phải bố trí cán bộ đủ năng lực chuyên trách công tác thống kê tại xã, thị trấn để bảo đảm nâng cao chất lượng thống kê cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, cần đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực. Từng bước áp dụng mô hình công chức của Hệ thông thống kê tập trung biệt phái chuyên trách thống kê Bộ, ngành. Trước mắt, áp dụng mô hình này đối với những Bộ, ngành có khối lượng công tác thống kê lớn. Một cách khác để đẩy mạnh nguồn nhân lực là nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Thống kê tại các trường đại học, cao đẳng.
Là một trong 7 giải pháp, công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng phục vụ công tác thống kê, do vậy Đề án đặt yêu cầu phát triển công nghệ thông tin một cách đồng bộ nhằm ứng dụng trong tất cả các khâu của quy trình thống kê.
(Theo Mai Hương // Tin Chính phủ // Quyết định 312/QĐ-TTg)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com