Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiếp tục triển khai các giải pháp thu hút và quản lý vốn FDI

Sau gần 1 năm thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 7/4/2009 của Chính phủ về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai nghiêm túc các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp thu hút và quản lý vốn FDI theo Nghị quyết nêu trên.

Đăng ký mới giảm nhưng giải ngân FDI trong 2 tháng đầu năm vẫn tăng 10% - Ảnh minh họa

Trường hợp có những nhiệm vụ, giải pháp không còn phù hợp với yêu cầu thực tế, Bộ, ngành, địa phương liên quan cần chủ động rà soát, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện của các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động đầu tư, kinh doanh mới được ban hành trong thời gian qua, kịp thời báo cáo đề xuất Chính phủ xem xét những bổ sung, điều chỉnh cần thiết.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI 2 tháng đầu năm 2010 đạt hơn 1,78 tỷ USD, bằng 27,3% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, có 88 dự án được cấp phép mới với vốn đăng ký hơn 1,61 tỷ USD (giảm 40,2% về vốn và giảm 42,5% về số dự án so với cùng kỳ năm trước). Vốn đăng ký bổ sung đạt 165,2 triệu USD (của 16 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước).

Xét về phân bổ FDI theo địa phương, trong 2 tháng đầu năm đã có 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép mới. Trong đó, địa phương có số vốn đăng ký dẫn đầu là  Bà Rịa-Vũng Tàu với 924 triệu USD, chiếm 57,2% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh 333,4 triệu USD, chiếm 20,6%; Bình Dương 212 triệu USD, chiếm 13,1%; Bắc Ninh 40,7 triệu USD, chiếm 2,5%; Hải Dương 37 triệu USD, chiếm 2,3%.

Hoạt động của các doanh nghiệp FDI hiện có nhiều chuyển biến tích cực so với cùng kỳ năm 2009. Tuy vốn đăng ký giảm nhưng vốn FDI thực hiện 2 tháng đầu năm lại cho thấy tín hiệu khả quan, ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009.

Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị khác tích cực đẩy mạnh giải ngân, kết hợp với các địa phương tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư để khơi thông dòng chảy cho vốn FDI.

Theo Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 7/4/2009, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai 6 nhóm giải pháp thu hút và quản lý vốn FDI, gồm:

Thứ nhất, nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư: Chính phủ chỉ đạo, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực, thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân...

Thứ hai, nhóm giải pháp về quy hoạch: Chính phủ yêu cầu công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.

Thứ ba, nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: Tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Thứ tư, nhóm giải pháp về nguồn nhân lực: Hoàn thiện các văn bản pháp lý về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao trình độ lao động, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất sản xuất để giao cho dự án.

Thứ năm, nhóm giải pháp về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài: Trung ương và địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài.

Thứ sáu, nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: Nghiên cứu đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn; tổ chức khảo sát, nghiên cứu và xây dựng mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư ở Trung ương và địa phương...

Chính phủ cũng đề ra một số giải pháp khác như: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư...

Phương Mai (Nguồn: Công văn 1260/VPCP-QHQT)

  • Hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia thống nhất
  • Sẽ mở rộng đối tượng được “hậu kiểm”
  • Nhộn nhịp sản xuất công nghiệp đầu năm
  • Thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học
  • Giá điện sinh hoạt tăng cao nhất
  • Petrovietnam triển khai đề án phát triển nhiên liệu sinh học
  • Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần kiện toàn tổ chức
  • Ra quân chốt chỉ số đồng hồ đo đếm điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi