Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi động Kế hoạch 2010

 
Chỉ cần giảm được hệ số ICOR xuống, tăng trưởng GDP đã tăng lên. Ảnh: Đức Thanh

Các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 đã bắt đầu được khởi động, với việc hôm nay (ngày 20/11/2009), Hội nghị ngành kế hoạch và đầu tư (được tổ chức tại Hà Nội.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 đã chính thức được Quốc hội thông qua, với các chỉ tiêu chủ yếu như tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức 6,5%, tăng trưởng xuất khẩu trên 6%, lạm phát không quá 7%, bội chi ngân sách 6,2%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 41% GDP...

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, đó là những chỉ tiêu hợp lý và hoàn toàn có thể đạt được, đặc biệt là khi Việt Nam có một "bước đệm" khá tốt trong năm 2009 - năm mà nền kinh tế dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đã có đà hồi phục khá tốt, với tăng trưởng GDP ở mức 5-5,2%.

Tuy nhiên, khả năng đạt được những chỉ tiêu này phụ thuộc khá nhiều vào các biện pháp điều hành của Chính phủ, cũng như sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, và các doanh nghiệp. Phân giao kế hoạch cho các địa phương và làm sao để thực hiện các kế hoạch này thành công là một trong những vấn đề được thảo luận tại Hội nghị ngành kế hoạch và đầu tư ngày hôm nay.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về vấn đề này, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng, khả năng đạt được mức tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2010 là rất lớn, thậm chí còn có thể cao hơn, nếu như các vấn đề liên quan tới hiệu quả đầu tư được giải quyết.

"Chỉ cần giảm được hệ số ICOR xuống, tăng trưởng GDP đã tăng lên. Đây chính là một trong những vấn đề cần phải giải quyết trong năm 2010 ", GS.TSKH Nguyễn Mại nói.

Trên thực tế, đây cũng là điều đã được các chuyên gia kinh tế, cũng như các đại biểu Quốc hội nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây. Việc hệ số ICOR trong năm 2009 ở mức trên 8 tiếp tục là mối lo ngại của dư luận.

"ICOR của Hàn Quốc, Đài Loan chỉ ở mức tương ứng 2,5 và 3,4. ICOR của Việt Nam quá cao và điều đó chứng tỏ hiệu quả đầu tư thấp", GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích và cho biết, các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đã khuyến nghị Việt Nam nên nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội xuống còn 34-35% GDP.

Là một nước đang phát triển, nhu cầu đầu tư lớn, hơn nữa, trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện kích thích nền kinh tế, việc huy động lớn cho đầu tư phát triển là điều dễ hiểu.

Song việc nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng dựa quá nhiều vào đầu tư cũng đã từng được Bộ KH&ĐT cảnh báo là tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một vấn đề khác cũng luôn được đề cập, đó là nền kinh tế chủ yếu tăng trưởng theo bề  rộng hơn là chiều sâu, thâm dụng vốn và lao động, dẫn tới việc thay đổi cơ cấu kinh tế còn quá chậm so với yêu cầu hiện đại hóa nền kinh tế.

Đây là vấn đề mà theo TS. Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, cần phải quan tâm giải quyết ngay từ năm tới.

"Sau khủng hoảng, các nước trên thế giới bắt đầu cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu đầu tư, tiêu dùng... của họ cũng sẽ thay đổi. Việt Nam cũng cần cơ cấu lại nền kinh tế để có thể bắt nhịp với kinh tế toàn cầu", ông Ân nói và cho rằng, có thể không phải tất cả mọi vấn đề của nền kinh tế đều phải giải quyết ngay trong năm 2010, song những vấn đề liên quan tới giai đoạn hậu khủng hoảng cần phải giải quyết một cách căn cơ.

"Ngay trong năm 2010, chúng ta phải bắt đầu cơ cấu lại mặt hàng xuất khẩu, không thể mãi phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên và sức lao động. Trong năm tới, một lượng dầu thô sẽ được dành cho lọc dầu trong nước, do vậy, kim ngạch xuất khẩu sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Phải tăng kim ngạch bằng giá trị gia tăng, bằng hàm lượng chất xám, chứ không phải chỉ là bằng số lượng", ông Ân phân tích.

Đồng quan điểm này, GS.TSKH Nguyễn Mại cũng cho rằng, hậu khủng hoảng là vấn đề lớn, cần phải nghiêm túc đánh giá và có những chiến lược kịp thời, bao gồm cả việc xem xét lại mô hình tăng trưởng, cũng như chiến lược thu hút đầu tư.

"Chắc chắn sẽ có sự thay đổi trong chiến lược đầu tư toàn cầu, do vậy, các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam phải phân tích, đánh giá đâu là điểm bất lợi trong thu hút đầu tư của Việt  Nam, đâu là hướng khả dĩ có thể kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tới", GS.TSKH Nguyễn Mại nói.

Rõ ràng, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong năm 2010, chứ không chỉ là việc đạt hay không đạt các chỉ tiêu kế hoạch. Chính bởi vậy, trong các giải pháp mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nhằm thực hiện kế hoạch trong năm sau, việc xây dựng phương án điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững đã được nhắc tới.

Tương tự như vậy là phải điều hành thận trọng, linh hoạt chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để góp phần phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm giá trị đồng tiền.

Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã nhấn mạnh việc hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu thô chưa qua chế biến và đầu tư tập trung, đồng bộ, tăng số lượng các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, giảm hệ số ICOR nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Liên quan tới thu hút đầu tư nước ngoài, biện pháp được nhắc tới là tăng cường công tác quản lý thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương; có chính sách khuyến khích đầu tư vào những ngành, lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cao và có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu.

 

(Theo Hà Nguyễn // Báo đầu tư )

  • Kết chặt nguồn lực Việt
  • Thận trọng nhưng phải nhanh
  • Hướng tới một môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định
  • Hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu sẽ được nâng cao
  • Nhà ở xã hội đội giá vì thủ tục hành chính
  • Cơ sở hạ tầng Việt Nam làm chùn bước doanh nghiệp
  • Nhà thầu thờ ơ với dự án cầu đường sắt Thống Nhất
  • Bài toán chất lượng tăng trưởng kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi