Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự luật về năng lượng: Ít chế tài, nhiều khẩu hiệu?

picture
Đại biểu Trần Văn thảo luận về dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Chiều 24/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đa số các ý kiến phát biểu đều khẳng định sự cần thiết phải ban hành luật, song đều có chung nhận xét dự luật còn nặng về hô hào, động viên, nhẹ chế tài và giải pháp.

Theo đại biểu Trương Xuân Quý, đọc nội dung dự thảo vẫn nghe giống như nghị quyết, rất nhiều cụm từ như khuyến khích, đẩy mạnh, tuyên truyền, giáo dục, vận động, ưu tiên tăng cường...

Ngay từ tên gọi của luật, một số đại biểu cũng chưa tán thành. Có ý kiến đề nghị gọi là luật năng lượng, hoặc là luật tiết kiệm năng lượng hay luật sử dụng năng lượng hợp lý… và đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự luật, không nên chỉ nhắm vào người tiêu dùng.

Một số ý kiến cho rằng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ khâu khai thác, sản xuất đến sử dụng các nguồn năng lượng cần phải được điều chỉnh trong luật một cách tổng thể, toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Theo đại biểu Trần Văn, an ninh năng lượng là vấn đề cần được ưu tiên nhất trong chính sách năng lượng quốc gia. Do đó, trong dự án luật cần có các quy định cụ thể  về đảm bảo an ninh năng lượng theo hướng kết hợp giữa việc khai thác, nhập khẩu, tồn trữ, sử dụng năng lượng (trong đó có cả việc đảm bảo dự trữ đầy đủ năng lượng nhiên liệu hóa thạch trong nước như than, dầu mỏ, khí đốt) trên quan điểm tối ưu hóa việc sử dụng và tăng độ sẵn sàng dự trữ năng lượng.

“Thậm chí cần cụ thể hóa quy định đảm bảo an ninh cung cấp điện, an ninh cung cấp sản phẩm dầu mỏ, an ninh cung cấp khí đốt, an ninh cung cấp than…”, đại biểu Văn nói.

Đại biểu Nguyễn Văn Phát đề nghị cần có chế tài bắt buộc cơ quan Nhà nước phải sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình với một số ý kiến của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khi cho rằng để luật có tính khả thi hơn thì cần làm rõ các khái niệm, giảm bớt các quy định mang tính chính sách, xác định rõ phạm vi, loại hoạt động nào là khuyến khích, loại hoạt động nào bắt buộc phải áp dụng biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Không ít ý kiến cho rằng, luật này liên quan đến hầu hết các ngành, tổ chức và cá nhân nhưng số điều, khoản quy định về quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các quy định về quyền, trách nhiệm, nhất là biện pháp thực hiện.

Để luật có tính khả thi cao, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường đề nghị cần bổ sung, cụ thể hóa hơn nữa những quy định liên quan đến quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân; quy trình và thủ tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó.

Cần tham chiếu văn bản pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, điện lực, giao thông, xây dựng và các văn bản pháp luật khác có liên quan để nâng cao tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; từ đó nâng cao tính khả thi của luật, Chủ nhiệm Đặng Vũ Minh nhấn mạnh.

(Theo Nguyên Bình // Vneconomy)

  • Thẩm quyền của trọng tài thương mại: "Mở" đến mức nào?
  • Xin gia hạn thời gian chuyển đổi tổ chức KH&CN
  • Bức bí than cho sản xuất điện
  • Không nên xuất khẩu hết than
  • Lộ trình mới của Chương trình Thương hiệu quốc gia
  • Thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp
  • Việt Nam đang nỗ lực cải cách tư pháp
  • Thách thức phát triển bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi