Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nước

 
Ảnh minh họa. (Ảnh: Internet)

Hơn 400 Người đại diện vốn nhà nước tại hơn 350 doanh nghiệp khu vực phía Bắc thuộc danh mục đầu tư của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tham gia hội nghị Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ngày 10/8.


Phát biểu tại hội nghị, Tổng giám đốc SCIC Trần Văn Tá cho biết, tính đến hết tháng 7/2009, trên cơ sở phối hợp với Người đại diện, SCIC tham gia đầu tư mua cổ phần dành cho cổ đông hiện hữu tại 24 doanh nghiệp, thoái đầu tư tại 86 doanh nghiệp, thu hồi công nợ được 2.116 tỷ đồng. 

SCIC đã thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 746 doanh nghiệp với tổng giá trị phần vốn Nhà nước là 7.678 tỷ đồng. 914 Người đại diện vốn Nhà nước phối hợp với SCIC thực hiện quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. 

Người đại diện đã phối hợp với SCIC thực hiện các giải pháp cơ cấu thành công tại nhiều doanh nghiệp như tham gia ý kiến vào các phương án kinh doanh, phương án tài chính, phương thức quản trị của doanh nghiệp, đề án tái cơ cấu. 

Qua trao đổi với SCIC, Người đại diện còn nhận được nhiều thông tin cập nhật và chính xác về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế để làm cơ sở đưa ra các quyết định quản lý của doanh nghiệp.

SCIC cũng đã ban hành quy chế Người đại diện sửa đổi, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Người đại diện, mối quan hệ của Người đại diện với SCIC; thiết lập cơ chế và chế độ thông tin định kỳ, thường xuyên, đột xuất; góp phần tạo kênh thông tin trao đổi trực tiếp giữa hai bên.

Để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Người đại diện và SCIC, hội nghị đã đưa ra một số giải pháp như tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về Người đại diện cũng như mối quan hệ phối hợp giữa Người đại diện với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước...

Bên cạnh đó, tham gia xây dựng cơ chế chính sách và thực hiện các chính sách bảo đảm quyền lợi của Người đại diện; kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự, thể chế của SCIC nhằm phối hợp tốt hơn với Người đại diện trong quản lý vốn Nhà nước./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Ngành giao thông đạt tốc độ giải ngân kỷ lục
  • EVN đề nghị 9%, chính phủ yêu cầu 8%
  • Quản lý sản phẩm động vật nhập khẩu: Khó cho doanh nghiệp nhưng người tiêu dùng được an toàn
  • Quản lý, sử dụng vốn tại các TĐ, TCT Nhà nước: Có tới 20 tập đoàn, tổng công ty lỗ trong nhiều năm
  • Kiến nghị đổi đơn vị nòng cốt tập đoàn kinh tế xây dựng
  • Cần tháo gỡ vướng mắc về cơ chế và nguồn lực cho nhà ở xã hội
  • Mở rộng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn
  • Nâng cao chất lượng công tác đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi