Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành công thương tập trung thực hiện năm giải pháp trong sáu tháng cuối năm

Ngày 8-7, Bộ Công thương tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến tại ba đầu cầu Hà Nội, TP Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh đánh giá thực hiện các mục tiêu của ngành công thương trong sáu tháng đầu năm và bàn biện pháp triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm.

Sáu tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước đạt 324,2 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% so cùng kỳ năm trước. Tháng 6, tình hình sản xuất của nhiều ngành công nghiệp bắt đầu có sự phục hồi, cho nên một số sản phẩm chủ yếu có sự tăng trưởng khá. Thị trường trong nước sáu tháng qua khá sôi động, cho thấy việc áp dụng các biện pháp kích cầu nội địa của Chính phủ đã phát huy tác dụng tích cực. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27,612 tỷ USD, giảm 10,13% so cùng kỳ mà nguyên nhân chủ yếu do sự giảm giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu và sự thu hẹp của một số thị trường nhập khẩu.

Trên cơ sở đánh giá tình hình sáu tháng đầu năm, hội nghị đã bàn thảo và nhất trí trong sáu tháng cuối năm ngành công thương cần tập trung vào năm nhiệm vụ và giải pháp. Ðó là, tiếp tục thúc đẩy  sản  xuất  công  nghiệp và xuất khẩu hàng hóa với tốc độ cao; đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án đã được ưu tiên tập trung vốn, nhất là các công trình nguồn điện, lưới điện, các dự án tăng năng lực xuất khẩu; triển khai các gói kích cầu thị trường nội địa của Chính phủ; tăng cường hoạt động theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường hàng hóa để chủ động xử lý; tăng cường các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường và đẩy mạnh các hoạt động cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

* Sáu tháng đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên ước đạt 7,52%. GDP bình quân đầu người đạt 6,3 triệu đồng, tạo việc làm mới cho 7.100 lao động. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội so với cùng kỳ năm trước có tăng trưởng, nhưng so với kế hoạch năm nay lại đạt thấp. Về phương hướng sáu tháng cuối năm, tỉnh Thái Nguyên chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch để thu hút đầu tư. Thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tập trung lãnh đạo hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2009, để tạo đà cho năm 2010. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Làm tốt công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị.

 

(Theo Báo Nhân dân điện tử)

  • Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 4.166 tỷ đồng
  • Hoạt động của ngành công nghiệp nặng 6 tháng đầu năm 2009
  • Hỗ trợ tài chính đối với khu kinh tế quốc phòng
  • Bộ Công thương: “Nhiệm vụ đặt ra cho 6 tháng cuối năm là rất nặng nề”
  • Ngành xây dựng: Cần đánh giá thực tiễn để khơi thông ách tắc
  • Bộ Công thương kiến nghị giảm 20% giá điện giờ cao điểm sáng
  • Bổ nhiệm thêm một thứ trướng Bộ Tài chính
  • Kiểm toán Nhà nước với chi tiêu công
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi