Kế hoạch tất cả trường đại học đào tạo theo tín chỉ vào năm 2010 đã “phá sản”. |
Đào tạo tín chỉ (ĐTTC) được coi là hướng đi tích cực trong đào tạo. Tuy nhiên, nhiều sinh viên phàn nàn hình thức đào tạo này.
M., sinh viên năm thứ 2 Học viện Ngân hàng, cho rằng, ĐTTC giúp sinh viên (SV) có cơ hội học nhiều thầy cô khác nhau. Tuy nhiên, đăng ký học tín chỉ trên mạng rất khó khăn do cổng thông tin thường tắc nghẽn. Ngày đầu tiên, nhóm của M. thức trắng đêm nhưng không đăng ký được. Đêm thứ hai họ chia ra kíp thức đêm, chen lấn mãi mới đăng ký xong. Nhưng không phải ai cũng có máy tính để đăng ký học.
M. cho biết, vì học theo lựa chọn nên có lớp thì đông quá, lớp lại vắng quá.
Bạn L. sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, học theo tín chỉ cũng khiến việc học tập nhóm, sinh hoạt tập thể bị phá vỡ.
Sinh viên Đ.C (ĐH Kinh tế Quốc dân) phàn nàn: Số lớp tín chỉ có hạn, ai cũng muốn đăng ký học đúng theo lịch cá nhân khiến những lớp học hot trở nên quá tải.
Ông Phan Công Nghĩa, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân, cho biết, đã có một khóa tín chỉ ra trường nhưng chưa hết tình trạng tắc nghẽn đăng ký nguyện vọng học. Trường nào có hạ tầng công nghệ thông tin kém thì ngoài việc đăng ký qua mạng, sinh viên vẫn phải đăng ký qua… giấy. Bản thân SV cần hiểu rõ về đào tạo tín chỉ tức là phải chủ động. Kế hoạch tất cả các trường ĐH thực hiện đào tạo theo tín chỉ vào năm 2010 của Bộ GD&ĐT chắc chắn không thể thực hiện. |
Thêm vào đó, Đ.C cho biết, việc đăng ký học tín chỉ cho học kỳ tiếp theo thường rơi vào lúc đang thi hết kỳ nên ảnh hưởng việc ôn thi. Về mặt kỹ thuật, do máy chủ không tải nổi lượng sinh viên đăng ký nên hay bị treo.
Khổ hơn là khi SV đăng ký xong các môn rồi thì máy chủ không lưu thông tin nên thời gian đăng ký phải mất đến 5-6 giờ. Nhiều sinh viên phải chầu chực từ tối đến sáng hôm sau mới đăng ký được. Nhưng nếu do lượng sinh viên tham quan lớp học quá ít thì đăng ký có thể bị hủy. Thời gian thông báo hủy thường vào hè khi năm học đã kết thúc khiến nhiều SV về quê không biết để đăng ký lại.
Một bất cập nữa là đào tạo theo tín chỉ không tổ chức thi lại nên nhiều SV trượt sẽ phải học lại, tốn tiền bạc và thời gian. Nhiều sinh viên quen học theo niên chế lúc thi mới bắt đầu mua sách để học, trong khi đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi phải tự học nhiều hơn.
(Theo Tienphong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com