Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người Việt dùng hàng Việt: Câu hỏi lớn cho định nghĩa hàng Việt

Hàng Việt có lợi thế về giá cả, chất lượng ổn định

Chiến dịch “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động đã diễn ra được 3 tháng, nhưng thế nào là hàng Việt thì chưa có một định nghĩa thống nhất. Trong khi đó, theo những nhà phân phối, người Việt Nam đang hào hứng với hàng Việt.

Liên doanh có được xem là hàng Việt?

Kể từ khi phát động chiến dịch “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì khái niệm thế nào là hàng Việt luôn là câu hỏi lớn không chỉ đối với người dân mà cả với những nhà phân phối.

Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc BigC Thăng Long (Hà Nội) đưa ra một minh chứng: 95% hàng hóa phân phối tại hệ thống siêu thị BigC là hàng Việt Nam, có nhà máy sản xuất và sử dụng lao động tại Việt Nam.

“Các thương hiệu quốc tế như: Unilever, P&G, Sony… nhưng sản xuất tại Việt Nam phải được xem là hàng Việt Nam!?” - ông Dũng nói.

Còn theo quan điểm của Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam Diệp Thành Kiệt, gọi là hàng Việt Nam cần phải có các tiêu chí. Cụ thể là phải được sản xuất trong nước, nghĩa là có nhà máy trong nước; Có giá trị gia tăng tạo ra trong nước đạt tỷ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam quy định tuỳ theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể.

Ví dụ, đối với các ngành hàng mà vật tư trong nước không đáp ứng đủ, sẽ chấp nhận mức giá trị gia tăng thấp hơn, như hàng điện tử, máy móc. Ngược lại, các sản phẩm như thực phẩm, hàng tiêu dùng thông thường, phải có giá trị gia tăng cao hơn; chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá phải là công dân Việt Nam.

Theo những tiêu chí này, sản phẩm như Pepsi chỉ được gọi là hàng nội địa hóa, chứ chưa phải hàng Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp trong nước đặt mua toàn bộ công nghệ, nguyên liệu và thuê nhân công nước ngoài, nếu người đăng ký nhãn hiệu là công dân Việt Nam và có tỷ lệ giá trị giá tăng phù hợp với quy định thì sẽ được xem là hàng Việt Nam...

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bày tỏ ý kiến, để người Việt Nam sử dụng được hàng thuần tuý do chính Việt Nam sản xuất phải có một bước đi dài hạn, một chương trình cụ thể, có một thời gian nhất định, đến khi đó mới có thể nói rằng, người Việt Nam đã sử dụng 100% hàng Việt Nam sản xuất tại Việt Nam.

Người Việt hào hứng với hàng Việt

Như vậy, theo cách lý giải trên thì rõ ràng, tỷ lệ người tiêu dùng đang dùng hàng Việt chiếm đa số. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các shop thời trang… , hàng Việt tràn ngập trên thị trường và luôn nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Thái Dũng cũng khẳng định, thị hiếu người tiêu dùng đã có sự thay đổi khi lựa chọn hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Qua đó hàng Việt Nam sản xuất trong nước dần khẳng định được thương hiệu, với lợi thế giá cả, chất lượng ổn định và mẫu mã bắt mắt.

Điều này càng được khẳng định thông qua kết quả khảo sát về thái độ của người tiêu dùng đối với hàng Việt do Công ty Tư vấn và Nghiên cứu FTA Việt Nam thực hiện trong tháng 10 tại 4 thành phố chính là Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và TPHCM.

Qua đó cho thấy, 71% trong số 400 người tiêu dùng tham gia khảo sát tin vào nhãn hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Họ cho biết chọn hàng nội địa vì giá cả phải chăng và chất lượng chấp nhận được.

Giữa các vùng miền, mục tiêu lựa chọn hàng Việt cũng có sự khác biệt nhất định. Nếu số đông người tiêu dùng TPHCM quan tâm đến giá (47% người chọn mua hàng Việt vì giá), thì yêu cầu cao nhất của người tiêu dùng Đà Nẵng là chất lượng, rồi mới đến giá.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng kỳ vọng chất lượng hàng Việt Nam phải tốt, giá cạnh tranh hơn, mẫu mã phải cải tiến ấn tượng hơn. Cuộc khảo sát cũng cho thấy người tiêu dùng ưa thích sản phẩm mang cảm tính nhiều hơn là nhận thức.

Theo khảo sát của Dân trí, số đông đối tượng đi mua hàng tại siêu thị như BigC, Metro, Hapro… nơi dấu ấn hàng Việt Nam, hay hàng nội địa hóa được thể hiện rõ rệt, sự chọn lựa thiên về các mặt hàng thực phẩm tươi sống, hàng may mặc.

“Hàng hóa bày bán trong các siêu thị rất nhiều, rất phong phú, mặt hàng mà tôi lựa chọn nhiều nhất là thực phẩm, quần áo mặc ở nhà “made in Việt Nam”. Hiện tôi chỉ mua hàng ngoại đối với mỹ phẩm như: nước hoa, son, phấn… bởi hàng nội chưa thể thay thế về chất lượng được”, chị Lan Anh (phố Thợ Nhuộm - Hà Nội) nói.

Đồng tình với ý kiến hàng Việt Nam ngày càng được cải tiến về chất lượng, mẫu mã, chị Hoàng Điệp (nhân viên ngành tài chính) - một người hâm mộ quần áo “made in Việt Nam” - cho biết: “Trước kia tôi chọn quần áo cho con là hàng ngoại nhưng nay thấy quần áo sản xuất tại Việt Nam cũng rất đẹp, chất liệu 100% cotton và giá cạnh tranh. Thế nên, hơn 1 năm nay, tủ quần áo của các con tôi là hàng “made in Việt Nam”…

(Theo Dân Trí // Báo Bình Dương)

  • Phát triển doanh nghiệp hậu suy thoái
  • “Tập đoàn phải đa ngành mới phát triển được”
  • Thảo luận hai dự án điện: Lo an toàn, tái định cư
  • Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đều giảm
  • Kinh doanh xuất khẩu gạo - Hai vai hai gánh khó tròn
  • Báo cáo về kinh tế, xã hội đã được thẩm tra như thế nào?
  • Kinh tế, xã hội qua góc nhìn của 64 đại biểu Quốc hội
  • Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: Gói kích cầu một, hai như nhau cả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi