Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều dự án điện sẽ phải trình Quốc hội

Hàng loạt dự án điện quy mô vốn trên 20.000 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.



Quyết định xây dựng Dự án Thuỷ điện Sơn La đã nhận được sự nhất trí cao từ các đại biểu Quốc hội (Ảnh:HN)

Theo Nghị quyết 66/2006/QH11 của Quốc hội (NQ 66), dự án công trình có quy mô vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng trở lên (đối với dự án công trình có sử dụng trên 30% vốn nhà nước) thuộc vào diện dự án công trình quan trọng quốc gia, sẽ phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Chiểu theo quy định này, hiện có 7 dự án điện được hai tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư, có tổng mức đầu tư đều vượt xa 20.000 tỷ đồng sẽ phải tiến hành các thủ tục theo Nghị quyết của Quốc hội. 

Đó là Dự án Thủy điện Lai Châu, có tổng mức đầu tư 32.568 tỷ đồng với công suất 1.500 MW, do EVN đầu tư và 6 dự án khác (gồm Nhiệt điện Vũng áng 1, Nhiệt điện Long Phú 1, Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Quảng Trạch 1, Nhiệt điện Sông Hậu 1 và Thủy điện Luông Pra Băng tại Lào), có công suất từ 1.200 MW – 1.500 MW, do PVN đầu tư . 

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, mới chỉ có Dự án Thủy điện Lai Châu đang thực hiện trình tự thủ tục của NQ 66. Số các dự án điện do PVN làm chủ đầu tư đều chưa được trình ra Quốc hội xin chủ trương đầu tư. 

Trong số 6 dự án này, có Dự án Nhiệt điện Vũng áng 1 đang được cơ quan hữu trách đề xuất “cơ chế không thực hiện lại trình tự thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư theo NQ 66” sau khi báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội lý do tăng tổng mức đầu tư từ 19.996 tỷ đồng (thời điểm năm 2006 khi Tổng công ty Lắp máy là chủ đầu tư) lên 28.272 tỷ đồng khi chuyển sang chủ đầu tư mới là PVN. 

Lý do của đề xuất này xuất phát từ thực tế Dự án Nhiệt điện Vũng áng 1 khi chuyển sang chủ đầu tư mới đã có một số hạng mục hạ tầng, công trình phụ trợ được thi công xong. Ngoài ra, các con số tính toán tổng mức đầu tư ở thời điểm này chịu tác động của mặt bằng giá thế giới đã có những thay đổi, lên một mốc mới với các nguyên, nhiên vật liệu cũng như thiết bị máy móc nói chung so với thời điểm năm 2006. 

Bởi vậy, nếu phải dừng lại để thực hiện các trình tự thủ tục từ đầu theo NQ 66 thì sẽ ảnh hưởng tới tiến độ dự án vốn đang được triển khai dở dang. Đó là chưa kể NQ 66 cũng chưa quy định rõ về việc xử lý tình huống khi một dự án không phải là dự án quan trọng quốc gia, đã được cấp có thẩm quyền phê duyện và đang thực hiện, nhưng lại có những phát sinh về quy mô vốn đầu tư và “lọt” vào khung dự án quan trọng quốc gia cần phải trình Quốc hội xin chủ trương đầu tư. 

Đối với các dự án nhiệt điện còn lại mà PVN là chủ đầu tư, việc phải tuân thủ các quy định về trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư với tư cách là dự án quan trọng quốc gia là khó tránh, khi NQ 66 vẫn chưa thay đổi gì về tiêu chí vốn. 

Hiện tại, Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 (tổng mức đầu tư là 26.044 tỷ đồng) đã được PVN lập dự án và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép PVN phê duyệt dự án. Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 do Tổng công ty Điện lực Dầu khí (thành viên của PVN) là chủ đầu tư có tổng mức đầu tư là 29.621 tỷ đồng, 

cũng đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đầu tư xây dựng công trình. Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 có tổng mức đầu tư dự tính khoảng 26.100 tỷ đồng lại đang được PVN đề nghị Chính phủ cho tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà không qua bước lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình. Đáng nói ở 3 dự án này là PVN đều đã khởi công, triển khai các gói thầu san lấp mặt bằng và cơ sở hạ tầng của các trung tâm điện lực liên quan. 

Với Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 có tổng mức đầu tư 28.600 tỷ đồng và Dự án Thủy điện Luông Pra Băng công suất 1.500 MW với tổng mức đầu tư dự tính vượt xa rất nhiều con số 20.000 tỷ đồng thì vẫn đang ở trong giai đoạn lập các hồ sơ. 

Theo các chuyên gia, mặc dù trên thực tế, quy mô vốn đầu tư 20.000 tỷ đồng cho các dự án buộc phải thực hiện thủ tục trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư được quy định vào năm 2006 hiện không còn phù hợp do những biến động giá cả thị trường và những thay đổi của nền kinh tế, song trong khi chờ đợi các thay đổi tới đây, các dự án thuộc diện này vẫn không thể bỏ qua các quy định hiện hành.

 

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư )

  • Đề xuất thiết lập một số đường bay quốc tế mới
  • Cần quy định thuế suất với từng loại tài nguyên
  • Quy định điều kiện về an ninh với một số ngành
  • Khan xe vẫn xin ưu đãi
  • Kim ngạch xuất khẩu dầu thô dự kiến giảm 40%
  • Đề nghị xây dựng định mức sử dụng đất
  • Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc cho vay vốn
  • Xuất khẩu thủy sản “bơi” trong khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi