Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái cấu trúc và phát triển doanh nghiệp Nhà nước

 
Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, điện lực, ximăng... (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Ngày 1/7/2010, Luật Doanh nghiệp Nhà nước sẽ hết hiệu lực và các doanh nghiệp Nhà nước hiện tại sẽ phải chuyển đổi hình thức để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.

Phát biểu tại Diễn đàn "Tái cấu trúc và phát triển doanh nghiệp Nhà nước" được tổ chức ngày 8/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt nhấn mạnh, khung khổ pháp lý mới và mô hình tổ chức mới tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, cũng như đối với các nhà hoạch định chính sách và quản lý kinh tế.

Thứ trưởng Nguyễn Bích Đạt đánh giá: Đây sẽ là vấn đề cần được thảo luận để có sự đột phá trong cấu trúc của doanh nghiệp nhà nước, tạo dựng được khu vực kinh tế nhà nước thực sự vững mạnh và cạnh tranh, đủ sức gánh vác trọng trách chủ lực của nền kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

Tính đến nay, cả nước có khoảng 1.500 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước. Phần lớn các doanh nghiệp này đang hoạt động trong các lĩnh vực trọng yếu, chủ chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện lực, ximăng, sắt thép, khai khoáng..., chiếm tỷ trọng đáng kể trong sản xuất công nghiệp, GDP và nguồn thu ngân sách (tuy các tỷ trọng này đang trong xu hướng giảm dần).

Theo ông Bùi Đức Hải, Phó Tổng biên tập Báo Đầu tư, trên thực tế, bước chuyển đổi của các doanh nghiệp khu vực này có vẻ khá chậm chạp. Các kế hoạch cổ phần hóa vẫn chưa có được sự đột phá lớn. Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn tiếp tục trong giai đoạn thí điểm, chưa tạo dựng được hệ thống cơ chế pháp lý phù hợp. Đặc biệt, những rào cản về mặt pháp lý, quản trị doanh nghiệp... chưa có được những giải pháp hữu hiệu. Các kế hoạch về thí điểm thuê tổng giám đốc, giám đốc nhằm tạo bước chuyển lớn về quản trị doanh nghiệp vẫn chưa đạt hiệu quả thực tế.

Tuy nhiên, nhận định về triển vọng nền kinh tế nhìn từ gói kích cầu, phó giáo sư Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, dự đoán năm 2010, nền kinh tế Việt Nam vẫn có khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, giảm thâm hụt ngân sách, giữ lạm phát ở mức 7 - 8%, không gây áp lực quá lớn lên chính sách tiền tệ và giảm xu hướng tích lũy nguy cơ bất ổn định.

Theo các chuyên gia kinh tế, thời điểm chuyển đổi đã rất gần. Không những thế, cơ hội, động lực để chuyển mạnh, tạo nên những bước thay đổi dài hơn, sâu hơn trong cấu trúc của doanh nghiệp nhà nước đang hội tụ các điều kiện quan trọng.

Diễn đàn là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và các doanh nghiệp thảo luận, chia sẻ quan điểm và kiến nghị các nội dung liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

Bài thuộc chuyên đề: Dự báo kinh tế Việt Nam 2010

  • Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư nước ngoài
  • Khởi công xây dựng đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
  • Mô hình một cửa mẫu hiện đại bước đầu có hiệu quả
  • Cải cách thủ tục hành chính: Xác định rõ mục đích của từng nhóm
  • Công tác chống lãng phí vẫn còn thấp với yêu cầu
  • Giải pháp đẩy mạnh hoạt động công nghiệp và thương mại quí III/2009
  • Tổng thu ngân sách nhà nước bằng 70,4% dự toán năm
  • Kiến nghị không tiếp tục một số chính sách miễn, giảm thuế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi