Đến năm 2020, sẽ xây dựng 20 tuyến cao tốc với tổng chiều dài hơn 2.300m, thay thế 100% cầu yếu trên quốc lộ, đảm bảo 100% đường tỉnh được rải mặt nhựa hoặc bê tông, cả nước có 2,8 - 3 triệu ô tô…
Đó là những con số trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Qui hoạch đặt ra mục tiêu, phấn đấu đến năm 2020, vận chuyển 5,5 tỷ hành khách với 165,5 tỷ hành khách luân chuyển, khối lượng hàng hóa vận chuyển là 760 triệu tấn với 35 tỷ tấn hàng hóa luân chuyển. Cụ thể, đến năm 2020, xây dựng 24 tuyến, đoạn tuyến cao tốc (kể cả đường vành đai đô thị) với tổng chiều dài khoảng 2.381 km; 100% quốc lộ vào đúng cấp kỹ thuật; hoàn thành xây dựng các cầu lớn, thay thế 100% cầu yếu trên quốc lộ; 100% đường tỉnh được rải mặt nhựa hoặc bê tông xi măng; 100% xã, cụm xã có đường ô tô đến trung tâm (trừ một số ít xã có địa hình đặc biệt khó khăn) và được trải mặt nhựa hoặc bê tông xi măng 100% , xóa 100% cầu khỉ. Về giao thông đường bộ đô thị, phấn đấu quĩ đất dành cho xây dựng hạ tầng giao thông đạt bình quân 16- 26% so với quĩ đất xây dựng tại các đô thị. Đối với Hà Nội, hoàn thành việc cải tạo, mở rộng các quốc lộ hướng tâm hiện tại với qui mô 4 - 6 làn xe. Xây dựng vành đai 3 qui mô 6 - 8 làn xe, đường vành đai đối ngoại (vành đai 4) qui mô 6- 8 làn xe, chiều rộng chỉ giới 100 - 120m. Hình thành vành đai kết nối các đô thị vệ tinh (vành đai 5). Tỉ lệ đảm nhận vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020 đạt 25%. TPHCM sẽ cải tạo nâng cấp các quốc lộ hướng tâm cùng với việc xây dựng vành đai đô thị đạt cấp 1 đường đô thị, hình thành vành đai 3, vành đai 4. Nhiều cao tốc từ thành phố đi các tỉnh lân cận cũng sẽ được xây dựng. Các cầu hầm lớn vượt sông và hệ thống đường đô thị trên cao liên thông với nhau cũng sẽ được xây dựng… Về vận chuyển công cộng bằng xe buýt, phấn đấu đáp ứng được 15% nhu cầu. Về các phương tiện, dự kiến đến năm 2020 cả nước có 2,8 - 3 triệu ô tô, trong đó xe con chiếm khoảng 50%, xe khách 17%, xe tải 33%. Riêng đối với xe máy, hạn chế mức tăng phương tiện này bằng các biện pháp hành chính, kinh tế, kĩ thuật để khống chế số lượng xe máy trên cả nước, xe máy sử dụng chủ yếu ở khu vực nông thôn, khu vực không có vận tải hành khách công cộng. Dự kiến đến năm 2020 có khoảng 34 -36 triệu xe máy. Phấn đấu hàng năm giảm 5 -7% số người chết do tai nạn giao thông.
(Theo dantri/ baoangiang)
Bài thuộc chuyên đề: Việt Nam: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com