Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà sản xuất hãy yêu nước trước

Cuộc vận động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị trong hoàn cảnh hiện tại, cho thấy quyết tâm vực dậy nền kinh tế của đất nước. Đây là tín hiệu vui, nhưng… cũng là nỗi buồn! Vì sao? Bởi trước đó cũng đã có những cuộc vận động mang ý nghĩa như thế, tuy quy mô không bằng, nhưng không mấy hiệu quả.

Để cuộc vận động có quy mô quốc gia này không rơi vào vô vọng như đã từng, cần có một tư duy mới và chiến lược đổi mới từ chính phía nhà sản xuất.

Từ bao lâu nay, chúng ta vẫn nghe hô vang khẩu hiệu “dùng hàng nội là yêu nước”. Thoạt nghe thì hay, có vẻ đúng. Nhưng nếu xét sâu xa ý nghĩa, thì lời kêu gọi ấy hết sức vô lý! Tại sao lại đùn đẩy trách nhiệm yêu nước về phía người tiêu dùng mà không là từ phía nhà sản xuất?

Tâm lý của khách hàng khi đứng trước sự chọn lựa thì bao giờ cũng muốn mua được món hàng chất lượng tốt và giá cả phù hợp, hoặc rẻ. Việc phải mua một món hàng của ngoại với giá đắt thực ra có lý lẽ của nó, bởi hàng ngoại thường tốt hơn, bền hơn và an toàn hơn nếu so với hàng nội. Về hiệu quả kinh tế thì “xài hàng chất lượng tốt là cách tiết kiệm của nhà giàu”. Bỏ một lần tiền mua tuy đắt, còn hơn bỏ nhiều lần rẻ mà sau cùng vẫn không xài được, thử hỏi ta chọn bên nào?

Cho tới thời điểm này vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam không biết tôn trọng chữ “tín”, họ chỉ chăm chăm bán được hàng xong là phủi tay trách nhiệm. Sai lầm nặng hơn nữa là khi đã tạo được tiếng tăm rồi thì cũng là bắt đầu lơ là chất lượng, xem thường đại lý, bỏ rơi khách hàng. Làm ăn như thế mà đòi hỏi người trong nước dùng hàng của mình, thật thiếu cái tầm, cái tâm!

Tôi nhớ rất sâu đậm về người mẹ quê mùa của mình. Mỗi khi chuẩn bị gánh khoai, gánh bắp ra chợ bán mẹ lựa khoai ngon không sùng, bắp không thưa hạt, xếp đều đặn sin sít từ dưới thúng lên trên. Tuyệt đối bà không gian trá xếp chông chênh cho có vẻ nhiều để đánh lừa thị giác người mua (ngày ấy quê tôi chỉ mua gánh không cân ký). Nhờ vậy, gánh hàng của mẹ tôi chưa tới chợ là đã được người mua đón lấy và trả tiền cao hơn những gánh khác.

Cũng xin đơn cử cách tôi dùng hàng Việt: công việc của tôi phải ngồi trước màn hình máy tính hằng ngày trên 12 giờ, vì vậy tôi rất chú tâm chăm sóc cho đôi mắt. Trước đây, tôi phải thường xuyên dùng thuốc dưỡng mắt ngoại. Từ ngày thị trường xuất hiện thuốc nhỏ mắt hiệu Eyelight của Dược Hậu Giang, tôi mua dùng thử, thấy hiệu quả. Thế là từ ba năm nay tôi chỉ dùng loại thuốc này mà thôi. Một lọ thuốc Eyelight giá thành chỉ bằng hai phần ba giá thuốc nhập, mà hiệu quả tương đương, thế thì tội gì phải dùng hàng ngoại. Trong trường hợp này chẳng ai kêu gọi, tôi vẫn dùng hàng nội, vì chính Dược Hậu Giang đã củng cố niềm tin cho khách hàng. Và tôi tự hào là người tiêu dùng khôn ngoan.

Tôi kể chuyện này ra để góp ý với các doanh nghiệp: hãy tôn trọng đúng mực người tiêu dùng. Hãy thể hiện tình yêu nước trước, thông qua việc sản xuất hàng cho tốt, bán giá phù hợp. Người tiêu dùng sẽ theo đó mà yêu nước sau.

(Theo Nguyễn Ngọc Sáng/SGTT)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Tồn kho và tăng trưởng
  • Hàng nội và tư duy tiểu nông
  • Bán sản phẩm độc hại phải coi như tội ác…
  • Doanh nhân nội giữ vai trò chính
  • Thay đổi thói quen tiêu dùng
  • Sống bên lề sân golf
  • Thông xe cầu Phú Mỹ: Lo đường chưa thoáng
  • Chiếu xạ không thể biến thịt “bẩn” thành sạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi