Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lập đoàn giám sát của Quốc hội về xuất khẩu lao động

Công tác xuất khẩu lao động sẽ được giám sát toàn diện. - tinkinhte.com
Công tác xuất khẩu lao động sẽ được giám sát toàn diện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ra nghị quyết về việc thành lập đoàn giám sát việc tổ chức, thực hiện chính sách pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đoàn giám sát gồm 17 thành viên, do Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai làm trưởng đoàn.

Trao đổi với VnEconomy, ông Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, thành viên đoàn giám sát cho rằng, công tác xuất khẩu lao động hiện có quá nhiều bất cập, hạn chế. Doanh nghiệp thì thiếu minh bạch từ tuyển chọn, đào tạo đến thực hiện hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp  khoán trắng cho chi nhánh hoặc trung tâm thực hiện hợp đồng; tuyển chọn lao động thông qua môi giới, liên kết tràn lan, tạo nguồn thiếu bài bản, ảnh hưởng lớn đến chất lượng lao động.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước thì còn nhiều yếu kém, vẫn coi trọng bệnh thành tích, thích số lượng mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng.

Vì thế, mục đích của đoàn giám sát là đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về xuất khẩu lao động, gồm cả những mặt được và chưa được; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và địa phương và doanh nghiệp, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Ông Lợi cũng cho biết, việc giám sát sẽ được thực hiện từ cuối tháng 6 và  sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 9/2010.

“Dự kiến, đoàn sẽ làm việc với các cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp và cả một số nước có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc. Với lĩnh vực này, cần đề cao vai trò của địa phương. Về lâu dài, địa phương sẽ có vai trò giám sát trực tiếp”, ông Lợi nói.

(Theo Vũ Quỳnh // Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Hoạt động Quốc hội năm 2009: Dư âm đang lan tỏa
  • "Chống tham nhũng là quyết tâm chính trị của VN"
  • Tìm cách khắc phục hậu quả “bão” kinh tế 2009
  • Cải cách thủ tục hành chính: Để phục vụ tốt hơn
  • Bế mạc kỳ họp Quốc hội với nhiều kết quả ý nghĩa
  • Quốc hội không "lách luật" trong giám sát Chính phủ
  • Tuyển sinh 350 suất học bổng từ ngân sách Nhà nước
  • Ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm uỷ ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội “Nợ quốc gia có thể tăng nhanh”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi