Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xem xét việc sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm

Giảm thiểu rủi ro cho người mua bảo hiểm và tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một số nội dung đáng chú ý tại buổi làm việc chiều 23/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: Chinhphu.vn

Chiều 23/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó tập trung vào các sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với cam kết WTO của Việt Nam; các sửa đổi để phù hợp với luật có liên quan và các sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước.

Ưu tiên áp dụng Luật chuyên ngành

Về ưu tiên áp dụng Luật chuyên ngành (Điều 2), nhiều ý kiến đồng ý với quy định của dự thảo Luật (hiện nay một số Luật được ban hành cũng đã có quy định tương tự) và cho rằng trong thời gian qua, do có sự khác nhau giữa quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các luật khác như Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu… dẫn đến nhiều cách hiểu và xử lý khác nhau.

Ví dụ, khi có tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về hợp đồng bảo hiểm, Toà án thường căn cứ vào Bộ Luật Dân sự (quy định về Hợp đồng bảo hiểm) để xét xử, do đó có thể xảy ra trường hợp xử lý vấn đề không đúng với bản chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Trong những trường hợp này, cần phải ưu tiên áp dụng quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Về trích lập quỹ (Điều 97), đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí việc bổ sung khoản 3 Điều 97 về việc doanh nghiệp bảo hiểm trích lập quỹ bảo vệ cho người mua bảo hiểm.

Đây là hình thức bảo đảm an toàn, yên tâm cho người tham gia bảo hiểm, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với thị trường tài chính. Hiện nay các nước Trung Quốc, Nhật Bản... đã thực hiện hình thức này.

Ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh, cần có quỹ để đảm bảo quyền lợi bên mua, trích từ phí nhưng khi hình thành thì phải gửi vào một định chế tài chính nào đó, giống như yêu cầu dự trữ bắt buộc với Ngân hàng thương mại.

Như vậy, có thể sẽ có 2 loại quỹ, một loại bảo vệ quyền lợi người mua bảo hiểm và một loại dự trữ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

Đồng tình với ý kiến trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên lưu ý cần phải xác định rõ cơ quan và cơ chế quản lý quỹ này, đồng thời tính đến mức độ ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm.

Cần có quy định về đấu thầu sản phẩm bảo hiểm

Về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới (Điều 105), Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản tán thành bổ sung quy định đối với việc cung cấp dịch vụ này để phù hợp với các cam kết của WTO.  

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, phải thực hiện các cam kết nhưng phải quy định như thế nào để hạn chế rủi ro.

Điều 10 dự thảo Luật đề cập đến thẩm quyền quản lý các vấn đề liên quan đến đấu thầu và cạnh tranh. Bởi theo Luật Đấu thầu, chưa có quy định về đấu thầu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng, việc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như Bưu điện, Hàng không, Dầu khí thực hiện dịch vụ bảo hiểm cho ngành mình có thể dẫn đến chia cắt thị trường bảo hiểm, không đảm bảo tính cạnh tranh và công khai minh bạch. Do đó, cần có quy định về đấu thầu sản phẩm bảo hiểm.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng cần phải bổ sung các quy định về việc hình thành cũng như hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm do một số Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế thành lập, bởi các Tổng công ty, Tập đoàn này thực hiện kinh doanh bảo hiểm trong nội bộ.

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi