Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 kỹ năng CNTT đang lỗi thời

Những công nghệ đang lỗi thời ít khi được đề cập vì chúng vẫn được sử dụng để nghiên cứu. Do vậy, trong khi các kĩ sư của Novel Netware và các nhà quản trị hệ điều hành OS/2 không dễ dàng tìm kiếm những người cần dịch vụ của họ, họ cũng rất khó để công bố những kĩ năng này, hay bất cứ một kĩ năng CNTT nào thật sự không còn tồn tại. Lỗi thời là một thuật ngữ mang tính tương đối trong thế giới công nghệ.

1. Cobol (Ngôn ngữ lập trình dành cho thương mại): Năm 2000 người ta đổ xô đi tìm các nhà trình ngôn ngữ Cobol. Nhưng sáu năm rưỡi sau, không còn một chút dấu hiệu lạc quan cho ngôn ngữ này các khóa học về ngôn ngữ này tại các trường đại học gần như tuyệt chủng.

2. Hệ thống quản lý dữ liệu (DBMS) không liên quan: Trong thập niên 80, có hai cách quản lí hệ thống dữ liệu: hệ thống phân cấp (hierarchical systems) như hệ thống quản lí thông tin IMS của IBM và SAS Institue Inc.’s System 2000. Và mạng lưới hệ thống quản lí dữ liệu như IDMS của CA hay hệ thống quản lí của Oracle, trước đây là hệ thống quản lí VAX. Tuy nhiên, ngày nay cả hai hệ thống trên đều được thay thế bởi hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS), điển hình như DB2, SQL server của Oracle và Microsoft.
 

3. Mạng Non - IP:
TCP/IP đã làm chủ mạng lưới toàn cầu, và do vậy ngày càng có ít nhu cầu cho SNA (cấu trúc hệ thống mạng) của IBM. SNA không còn giá trị gì trên thị trường nữa và  nó chỉ chiếm 1% số lương mà các công ty trả cho nhân viên của mình. Mặc dù rất nhiều ngân hàng, công ty bảo hiểm và nhiều công ty khác vẫn có sự đầu tư lớn vào giao thức SNA, nhưng SNA không còn được quan tâm trong những lĩnh vực lớn khác. Giao thức phổ biến bây giờ là TCP/IP.

4. cc: Mail: Đây là hệ thống lưu và gửi email trên cơ sở mạng LAN. Hệ thống này xuất hiện vào những năm 80 và từng được 20 triệu người sử dụng. Tuy nhiên, khi email được tích hợp vào những hệ thống phức tạp hơn như Lotus Notes và Microsoft Exchange, cc:Mail mất hẳn tính phổ biến, và vào năm 2000, nó đã tự rút lui khỏi thị trường.

5. ColdFusion:
ColdFusion là ngôn ngữ lập trình web ra đời giữa thập niên 90 bởi tập đoàn Allaire, sau đó được công ty Macromedia mua lại , trên thực tế theo yêu cầu của Adobe System. Ngôn ngữ này đã từng rất phổ biến nhưng đã bi thế chỗ bởi các nền tảng phát triển khác như Active Server Page và .Net của Microsoft cũng như Java, Ruby on Rails, Python, PHP, và nhiều ngôn ngữ nguồn mở khác. Các cuộc tranh luận vẫn tiếp tục diễn ra về vấn đề liệu ColdFusion có phát triển và càng trở nên phổ biến như các đối thủ canh tranh hay không, tuy nhiên lương trả cho các nhà lập trình ColdFusion đã giảm mạnh.

6. Ngôn ngữ lập trình C:
Khi Web lên ngôi, những ngôn ngữ C trở nên kém thích ứng hơn.  C++ và C#  hiện vẫn còn được sử dụng, nhưng hãy thử tìm một nhà lập trình ngôn ngữ C cơ bản và chắc chắn chúng ta chỉ tìm được một anh chàng thất nghiệp hoặc đang được đào tạo một kĩ năng mới.

7. PowerBuilder: Các nhà lập trình PowerBuilder từng rất có giá. Ngôn ngữ này được phát triển bởi công ty Powersoft vào năm 1994, công cụ phát triển client/server này được công ty Sybase mua lại. Sybase đã từng là đối thủ nặng kí của Oracle. PowerBuilder hiện đứng cuối danh sách những kĩ năng nền tảng và phát triển ứng dụng. Ngoài ra, các nhà lập trình PowerBuilder cũng chỉ nhận được đồng lương tương đương với các nhà lập trình Cobol. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn có mặt trên thị trường và năm nay PowerBuilder 11 dự kiến được tung ra với hi vọng sẽ tạo nên một bước đột phá.

8. Các kĩ sư chứng nhận NetWare: Vào đầu những năm 90, không ai là không muốn trở thành một kĩ sư có chứng chỉ NetWare của tập đoàn Novell khi họ nắm 90% thị phần về các máy chủ dựa trên PC. Tuy nhiên, hiện nay thật dễ nhận thấy các kĩ sư có chứng chỉ Netware đang tự đào tạo các kĩ năng khác để tồn tại trên thị trường. Tất cả mọi người đều sử dụng các công nghệ của Novell, nhưng rồi một năm sau tất cả lại chuyển sang các công nghệ mới. Tập đoàn này cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ Netware 6.5 ít nhất là đến năm 2015. Tuy nhiên, Novell cũng bỏ một số chứng chỉ bao gồm chứng chỉ CNE Master và chứng chỉ Netware 5 CNE, ngoài ra tập đoàn đang có kế hoạch bỏ chứng chỉ NetWare 6 CNE.

9. Các nhà quản trị mạng PC:
Ngày càng có ít nhu cầu cho các nhà quản trị mạng máy tính cá nhân vì người sử dụng đang nhanh chóng chuyển sang các máy chủ hoạt động trên hệ điều hành Window Server.

10. OS/2: Cụm từ OS/2 làm ta liên tưởng đến một “con ngựa thua cuộc”. Ban đầu được xây dựng bởi tập đoàn Microsoft và IBM và được tung ra vào năm 1987 với sự quảng cáo rầm rộ. Nhưng rồi sự hợp tác đó nhanh chóng tan vỡ với việc
Microsoft rút lui khỏi dự án hợp tác để đầu tư vào Windows, và sau những tin đồn về sự kết thúc của OS/2, năm 2005, IBM đã chính thức hủy bỏ các kế hoạch thương mại với OS/2. Tuy nhiên hệ điều hành OS/2 vẫn cống hiến nhiều cho cộng đồng và một công ty với tên gọi Serenity System International vẫn đang bán hệ điều hành này dưới tên eComstation.


(Theo Thanh Mai (ITCenter.vn)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • 10 công nghệ mới được chờ đón nhất
  • ShortcutWorld - Thư viện cung cấp tổ hợp phím hữu ích
  • Công nghệ mới thu nhỏ siêu máy tính bằng một con chip?
  • 7 công nghệ mới nổi của năm 2009
  • Thư điện tử thông minh tìm được người nhận
  • Điện thoại thông minh sẽ thông minh hơn với thiết bị Redfly
  • Laptop lòe loẹt hơn để hút khách
  • Khai trương mạng 3G đầu tiên tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị