![]() |
Việc quản lý thư điện tử qua các dịch vụ POP (Post Office Protocol) và IMAP (Internet Message Access Protocol) thông qua những phần mềm E-mail Client như Outlook hay Thunderbird không xa lạ với người sử dụng thuộc khối doanh nghiệp. Trong khi POP3 rất phổ biến thì giao diện IMAP có vẻ ít được chú ý hơn. Trên thực tế, IMAP có nhiều ưu điểm mà POP3 không có.
Khi bạn lấy một bức thư điện tử bằng IMAP, ứng dụng client quản lý e-mail sẽ tạo ra một bản sao đồng thời để lại bản gốc trên máy chủ (trừ khi bạn ra lệnh xóa). Hơn thế nữa, IMAP lưu nhiều thông tin liên quan tới mỗi e-mail tải về, ví dụ như số lần bạn đọc, trả lời, chuyển tiếp nó. Điều này sẽ cho phép Inbox bảo lưu được thông tin kể cả khi bạn xem trên điện thoại di động hay máy tính. Điều này hoàn toàn trái ngược với POP khi mỗi e-mail bạn tải về trở thành bản duy nhất trên máy tính và bản gốc trên máy chủ sẽ bị xóa đi. Kể cả trong trường hợp bạn thiết lập để máy chủ lưu lại bản sao thì nó cũng không biết được bạn đã trả lời một e-mail hay chuyển tiếp nó đi hay chưa. Giao thức POP sử dụng băng thông mạng có hiệu quả hơn do e-mail được tải xuống một lần và nằm luôn trên máy tính, phù hợp với những người đang sử dụng kết nối Internet chậm và giúp giải phóng dung lượng hòm thư trên máy chủ thư tín. Tuy nhiên, IMAP vẫn có nhiều lợi thế hấp dẫn hơn – đặc biệt là ở môi trường doanh nghiệp lớn với máy chủ e-mail nội bộ. Né được tình trạng webmail bị gián đoạn Với IMAP, do e-mail được lưu trữ ở nhiều nơi nên việc bảo mật cũng cần được chú ý hơn. Nếu bạn không khóa mật khẩu và làm mất điện thoại di động, bất cứ ai nhặt được đều có thể kiểm tra toàn bộ e-mail của bạn một cách dễ dàng. Mặc dù Yahoo! thu phí đối với việc sử dụng IMAP cũng như POP3 nhưng những người dùng iPhone sẽ được sử dụng IMAP Yahoo! miễn phí (trên máy này). Trong khi đó, Gmail lại cung cấp cả IMAP và POP3 hoàn toàn miễn phí. Đã từng có nhiều trường hợp các dịch vụ e-mail lớn như Gmail hay Yahoo! Mail bị trục trặc đột ngột và không thể truy cập qua trình duyệt, tuy nhiên những người sử dụng IMAP lại vẫn có thể nhận e-mail một cách bình thường. Mặc dù tình trạng này hiếm khi xảy ra nhưng rõ ràng nếu có nhiều cách để truy cập vào hòm thư điện tử thì vẫn là điều tốt. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ e-mail đều cho phép sử dụng IMAP, tuy nhiên rất nhiều trong số này yêu cầu người sử dụng phải đóng phí định kỳ. Chuyển đổi ứng dụng quản lý e-mail hoặc nền tảng sử dụng dễ dàng hơn Một lúc nào đó, bạn cảm thấy Outlook không còn phù hợp với công việc mà muốn chuyển qua dùng Thunderbird hay Eudora. Với POP3, bạn sẽ phải suy tính cách sao lưu hoặc chuyển đổi đống e-mail sẵn có sang ứng dụng mới. Những thao tác như xuất kho e-mail ra thành tập tin, chuyển qua nền tảng mới, yếu tố tương thích, rủi ro mất mát dữ liệu có thể khiến nhiều người nản lòng – kể cả những người sử dụng có kinh nghiệm. Với IMAP, mọi trở ngại như vậy đều biến mất. Việc chuyển đổi chỉ đơn giản là thao tác nhập thông tin cá nhân vào phần mềm e-mail mới rồi thay đổi một số thiết lập, sau đó bạn còn mỗi một việc là chờ dữ liệu được tải xuống từ máy chủ. Mọi thông tin như thư mục chứa e-mail, các thuộc tính của e-mail và cách bạn bố trí, sắp xếp hòm thư đều được duy trì hoàn hảo. Kiểm tra e-mail trên mọi thiết bị Không ngoại trừ trường hợp bạn muốn kiểm tra e-mail trên nhiều máy tính khác nhau hoặc điện thoại di động, thiết bị duyệt Internet, ví dụ như từ máy Windows sang Mac OS X, Linux… hay từ iPhone sang các máy sử dụng Symbian, Windows Mobile…, lúc này, bạn chỉ cần mở phần mềm quản lý e-mail trên đó và thiết lập tài khoản truy cập qua IMAP là xong. Lưu giữ một bản sao của e-mail Với POP 3, bạn luôn phải sao lưu lại mọi nội dung e-mail trên máy. Còn IMAP cho phép lưu lại một bản của e-mail trên máy nội bộ và một bản trên máy chủ thư tín nên hạn chế nguy cơ mất mát. Trong trường hợp máy tính xách tay bị mất trộm, đĩa cứng bị hỏng… thì mọi e-mail của bạn vẫn hoàn toàn an toàn. Ngược lại, khi máy chủ thư tín hỏng, bạn vẫn có một bản dự phòng ngay trong các máy tính của mình.
(Theo Nguyễn Thúc Hoàng Linh // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com