Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ba bước chính để thực hiện chính phủ điện tử

Sau loạt bài về vai trò của CNTT đối với cải cách hành chính của chuyên gia Diệp Văn Sơn, TBVTSG nhận được bài viết phản hồi của ông Lalit Gupta, Phó chủ tịch bộ phận phát triển kinh doanh lĩnh vực công và đào tạo, tập đoàn Oracle, khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Nhật. Dưới góc độ của một chuyên gia CNTT, ông Lalit Gupta đã chia sẻ ý kiến về việc ứng dụng CNTT trong việc xây dựng chính phủ điện tử.

Trong vòng 5-10 năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai chính phủ điện tử theo một số hình thức nhất định, với những kết quả khác nhau. Nhìn chung, những nỗ lực ấy đã giúp các nước này tăng cường khả năng truy cập thông tin cho các cơ quan chính phủ, nhân viên và công dân.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều vấn đề lớn. Hiện nay, hầu hết cơ quan chính phủ vẫn hoạt động theo “cấu trúc ốc đảo”, dựa trên những “hệ thống cũ” đã được xây dựng từ trước. Trên thực tế, các hệ thống điện toán và môi trường tách biệt đã được hình thành nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau, với những ứng dụng khác nhau dành cho các tổ chức khác nhau.

Cụ thể, vấn đề kế thừa các hệ thống cũ có khuynh hướng cản trở sự phát triển và mục tiêu cung cấp thêm nhiều dịch vụ sáng tạo và hiệu quả cho công dân.

Những hệ thống này thường không linh hoạt và việc bảo trì chúng cũng rất tốn kém. Do các hệ thống được tích lũy từ nhiều năm nên có thể sẽ gặp khó khăn nếu phải hủy bỏ chúng hoặc chuyển sang sử dụng một môi trường điện toán mới, với chi phí thấp hơn và uyển chuyển hơn.

Song song đó, nhu cầu của công dân về dịch vụ công ngày càng tăng lên và phức tạp hơn. Các công dân, bao gồm cả người dân lẫn doanh nghiệp, đều đòi hỏi các cơ quan công quyền phải linh hoạt hơn để giúp họ giải quyết các vấn đề một cách có hiệu quả.

Đây là hai thách thức lớn đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng ở một tầm cao mới làm chìa khóa cho chính phủ điện tử trong tương lai. Các cơ quan chính phủ cần sáng tạo, khác biệt và nhanh chóng. Oracle định nghĩa bước phát triển mới này là “iGovernment” – cuộc cách mạng kế tiếp giúp chính phủ đón đầu các thách thức trong hiện tại và tương lai.

iGovernment không chỉ phát hiện và giải quyết sự kém hiệu quả về chi phí và độ linh hoạt. Nó giải phóng nhiều năng lượng hơn để dùng vào việc tạo ra các dịch vụ có hiệu quả và sáng tạo dành cho công dân. Vậy những kết quả thực tế của iGovernment là gì? Các hoạt động của chính phủ có thể đưa ra được các chính sách có tính định hướng cao hơn, với khả năng tạo ra nhiều chương trình công sáng tạo hơn, tự theo dõi chất lượng hoạt động của chúng, tự đánh giá ảnh hưởng nhanh hơn, chỉnh sửa theo yêu cầu và cung cấp các dịch vụ mới nhanh chóng hơn. Nói tóm lại, các hoạt động của chính phủ sẽ mang tính sáng tạo, tích hợp và thông minh.

Việc triển khai chiến lược iGovernment sẽ khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, dưới cái nhìn tổng thể, quá trình chuyển đổi sẽ bao gồm ba bước chính: hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT, tăng cường hiệu quả và tính minh bạch, và từ đó, chuyển đổi hoạt động cung cấp dịch vụ của chính phủ.

Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT: Giai đoạn này nhằm để chuyển đổi các ứng dụng cũ sang một cơ sở hạ tầng có chi phí thấp hơn dựa trên các chuẩn mở. Về căn bản, cách tiếp cận này phải cho phép tổ chức ứng dụng một “phương pháp tiếp cận mang tính cách mạng” đối với chương trình hiện đại hóa này. Nó phải cho phép tổ chức kết nối các mảnh ghép của cơ sở hạ tầng lại với nhau, đồng thời có thể thêm vào và nâng cấp các mảnh ghép khác khi cần thiết. Đó chính là cơ sở của “Cơ sở hạ tầng hướng đến dịch vụ” (SOA), một khái niệm mang tính nền tảng cho toàn bộ ý tưởng cơ sở của iGovernment.

Dưới góc độ kỹ thuật, đây là giai đoạn chuyển đổi sang điện toán lưới và ảo hóa. Điện toán lưới và ảo hóa mang lại chất lượng hoạt động và độ tin cậy cao với chi phí thấp bằng cách kết hợp các máy chủ lại với nhau để chúng hoạt động như là một chiếc máy tính lớn, phân bổ các tài nguyên máy chủ theo yêu cầu giữa các ứng dụng một cách năng động. Tài nguyên máy chủ có thể được bổ sung khi cần thiết – lần lượt từng máy chủ có giá cả vừa phải – mang lại khả năng mở rộng vượt trội và lợi ích đầu tư cao hơn. Các chính sách an ninh cũng được triển khai một cách nhất quán và có hiệu quả trên phạm vi toàn bộ tổ chức, hướng đến sự bảo đảm cho việc truy cập được kiểm soát chặt chẽ. Giờ đây một tổ chức có thể triển khai các quy trình được kết nối an toàn giữa các cơ quan chính phủ với người sử dụng bên trong và bên ngoài chính phủ.

Tăng cường hiệu quả và tính minh bạch. Một cơ sở hạ tầng CNTT được hiện đại hóa sẽ trở thành nền móng cho yếu tố thứ hai này, nó tập trung vào việc phá vỡ các ốc đảo thông tin, nhằm thu được lợi ích của ba lĩnh vực là: chia sẻ dịch vụ, hợp nhất quy trình kinh doanh và cung cấp hoạt động quản trị, quản lý rủi ro và tuân thủ (GRC) hiệu quả.

Dịch vụ chia sẻ từ trước đến nay đều tập trung vào các chức năng văn phòng như quản lý tiền lương hay nhân sự, tuy nhiên ngay cả các chức năng đầu vào như tổng đài và hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cũng phải được triển khai như là dịch vụ chia sẻ, cho phép khai thác tối đa các khoản đầu tư vào công nghệ để phục vụ nhiều người sử dụng hơn và tạo điều kiện cho các cơ quan hợp tác với nhau, cùng cung cấp thêm nhiều dịch vụ sáng tạo.

Một cơ sở hạ tầng được hiện đại hóa dựa trên các tiêu chuẩn mở cũng phải cho phép hợp nhất các quy trình nghiệp vụ – ví dụ như lập kế hoạch và ngân sách, thuế và thu nhập, quản lý tài chính, nhân sự, mua sắm đấu thầu, hay quản lý dự án và trợ cấp.

Cuối cùng là bảo đảm tính minh bạch của mọi hoạt động, nhất là khi việc chia sẻ dịch vụ và hợp nhất quy trình kinh doanh cũng tạo ra nền tảng triển khai quản trị, quản lý rủi ro và tuân thủ (GRC) trên phạm vi toàn bộ tổ chức.

Chuyển đổi hoạt động cung cấp dịch vụ của chính phủ. Đây là yếu tố quan trọng nhất, vì mục đích chính của chính phủ là phục vụ người dân, doanh nghiệp và các cơ quan khác.

Với một hạ tầng CNTT hiện đại và hữu hiệu, các hoạt động minh bạch đã sẵn sàng, mục tiêu cuối cùng của việc chuyển đổi hoạt động cung cấp dịch vụ của chính phủ là mang lại nền tảng dịch vụ chung cho phép tổ chức kết nối dễ dàng hệ thống CRM của mình với các ứng dụng quản lý tình huống và các chức năng xử lý cốt lõi, hoặc các dịch vụ khác như luồng công việc, quản lý nội dung và dữ liệu địa lý không gian.

Bước này mang lại nền tảng dịch vụ cho công dân có thể cung cấp các lợi ích:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng dữ liệu chủ, đem đến cái nhìn xuyên suốt giữa nhiều cơ quan vừa thích đáng vừa hữu dụng, thay vì chỉ bó hẹp trong một bộ phận hay tổ chức. Ví dụ như hồ sơ sức khỏe của bạn được lưu trữ tại nhiều bệnh viện hay cơ sở y tế.

- Tạo điều kiện cho các khả năng tự phục vụ vượt trội và phù hợp dành cho công dân.

- Tạo điều kiện để các công cụ phân tích và thu thập thông tin có thể đo đạc hiệu quả, chất lượng hoạt động và tăng cường trách nhiệm về các dịch vụ mà tổ chức cung cấp; để theo dõi hiệu quả hoạt động của dịch vụ công cộng, hiểu thấu những ảnh hưởng và theo đó thay đổi, chỉnh sửa và khởi động lại dịch vụ.

Phần lớn các chương trình chính phủ điện tử trước đây và gần đây thường chú trọng vào việc cải thiện dịch vụ khách hàng và nâng cao khả năng truy cập thông tin cho công dân cũng như nhân viên làm việc cho chính phủ.Do đó, mọi chương trình chính phủ điện tử đều chú trọng vào việc kiến tạo chức năng truy cập thông tin và dịch vụ trực tuyến. Những chương trình ấy đã và đang cung cấp khả năng truy cập 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần, chức năng truy cập thông tin tốt hơn cũng như nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho công dân.

Tuy nhiên, những chương trình này được hình thành và triển khai chỉ tại tầng đơn vị thấp. Để chuyển đổi từ “tập trung vào chính phủ” sang “tập trung vào công dân”, việc phá vỡ các ốc đảo thông tin và tạo điều kiện cho sự hợp tác và kết nối thông suốt giữa các đơn vị là rất quan trọng. Điều này không đơn giản chỉ là tạo một cổng chung cho các dịch vụ công dân. Nó đòi hỏi khả năng hợp tác, kết nối thông suốt giữa các đơn vị và tích hợp các dịch vụ cửa trước với hệ thống nghiệp vụ phía sau. Tại Malaysia, họ gọi hệ thống này là chính phủ được kết nối.

iGovernment tạo một định nghĩa và nền tảng cho cuộc cách mạng kế tiếp cho chính phủ. Nó là một bước xa hơn cả chính phủ được kết nối. Khi đón đầu giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến khả năng tương kết thao tác và hợp tác giữa các đơn vị, bằng cách phá vỡ các ốc đảo, nó cung cấp khả năng phân phối nhiều chương trình công cộng theo kế hoạch theo một cách sáng tạo và thông minh hơn.

(Theo Phương Tuyền // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Phần cứng chiếm 75% doanh thu ngành CNTT
  • Điểm nhấn viễn thông năm 2009
  • Ứng dụng mới của iPhone giúp xác định nguyên nhân bé khóc trong vòng 10 giây
  • Bình chọn game online: Nhiều bất cập
  • Phàn nàn về Windows 7
  • 2009: Năm thành công nhất của Twitter, Facebook
  • Nhật chế tạo phần mềm chống sao chép luận văn
  • Màn hình TV 3D sẽ "lên ngôi" trong năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com