Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo in ở Đức "điêu đứng" trong cuộc cạnh tranh khốc liệt

Ngành báo in ở Đức hiện đang phải đối mặt với cuộc đấu tranh sinh tồn khi thông tin miễn phí từ báo mạng đang tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt, thị trường quảng cáo sụt giảm mạnh và độc giả trẻ tuổi hầu như không còn mua báo hàng ngày.

Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn cuộc thăm dò dư luận do báo "Nam Đức" (Sueddeutsche Zeitung) vừa công bố, cho biết chỉ có 4% thanh niên Đức dưới 20 tuổi có thói quen đọc báo mỗi ngày. Theo thống kê, báo in ở Đức trong thập niên qua đã mất đi 1/5 số lượng người đặt mua dài hạn. Trong khi đó, cuộc suy thoái kinh tế hiện nay khiến doanh thu từ quảng cáo sụt giảm mạnh, ngân sách của các tờ báo trở nên eo hẹp hơn; phóng viên ít và số trang in giảm khiến một số tờ báo phải lược bớt nội dung và chất lượng bị giảm sút, dẫn tới tình trạng những độc giả thường xuyên rời bỏ tờ báo.

Cuối tháng 7 vừa qua, một số nhà in hàng đầu ở Đức như "Gruner & Jahr" và "Axel Springer" đã thông báo cắt giảm giờ làm của nhiều nhân viên, trong khi một số tạp chí như “Vanity Fair”, “Amica” và “Tomorrow” chọn giải pháp đóng cửa.

Tờ "Toàn cảnh Tây Đức" (Westdeutsche Allgemeine Zeitung), tờ báo lớn nhất ở Đức, cũng phải sa thải 250 nhân viên và đóng cửa 2 văn phòng địa phương.

Tổng biên tập tờ "Thời báo tài chính" (Đức), ông Xtê-phan Klu-xman (Stefan Klusman) còn dự báo rằng các tờ nhật báo sẽ bị I-phone "bức tử" chỉ trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Tuy nhiên, ông Ben Xi-dên-mơ (Bernd Ziesemer) của tờ "Handelsblatt"- tờ báo chuyên viết về lĩnh vực kinh doanh ở Đức và hiện đã có báo online riêng, cho rằng dù đã xuất hiện nhiều loại hình báo chí khác, nhưng báo in vẫn còn hy vọng vì những trang web phổ biến nhất hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn thông tin từ báo in, đài phát thanh. Theo ông, vấn đề là phải tìm ra cách bổ sung nguồn thu nhập thông qua mạng Internet để bù đắp những thua lỗ của tờ báo. Bên cạnh đó, để giữ danh tiếng, các tờ báo không được để mất "bản sắc" vốn có cũng như không được cắt giảm chi phí quá mức.

(Theo TTX // SGGP online)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Cố ý phát tán virus gây hại cho mạng máy tính, viễn thông, Internet có thể bị phạt 12 năm tù
  • Tránh rủi ro từ mạng xã hội
  • Ứng dụng chữ ký số trong doanh nghiệp
  • Nỗi lòng web “mạo hiểm”
  • Wikipedia thắt chặt quy định về đảm bảo thông tin
  • Cuộc chiến công cụ tìm kiếm của Google, Microsoft , Yahoo
  • Trò chơi trực tuyến: Sẽ có chính sách quản lý phù hợp hơn
  • “Nghiện” Internet nếu online 40 tiếng mỗi tuần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị