Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảy lý do để sao lưu dữ liệu trong môi trường đám mây

Minh họa: Khều.

Nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ “đám mây” có sẵn chức năng tự động bảo vệ dữ liệu của khách hàng trước các rủi ro như thảm họa, các hành động quấy phá, virus tấn công, lỗi vô ý của nhân viên, sự thiếu đồng bộ của các thiết bị… Như vậy doanh nghiệp tham gia vào môi trường điện toán đám mây có cần phải sao lưu dữ liệu?

Bảo vệ những dữ liệu tối mật là một trong những việc làm quan trọng mà bất cứ CIO nào cũng phải nhận thức rõ, bởi dữ liệu là một trong những yếu tố sống còn trong mọi hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, đã có khoảng 93% doanh nghiệp sau khi bị mất hoặc bị tiết lộ những thông tin quan trọng phải đóng cửa.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của Gartner, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào điện toán đám mây để có thể tận dụng những nguồn tài nguyên, nhất là giải pháp bảo vệ dữ liệu tiết kiệm mà có hiệu quả. Có thể thấy rõ, các giải pháp bảo vệ dữ liệu trong “đám mây” đều được phát triển với tổ hợp các ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhờ vậy, toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ, tích hợp và bảo mật tối đa. Ngoài ra, với ưu điểm vượt trội là thời gian truy xuất nhanh chóng và có phương án sao lưu dự phòng ở các trung tâm dữ liệu ngoại tuyến, việc sao lưu dữ liệu trong môi trường điện toán đám mây ngày càng được nhiều CIO chọn lựa.

1. Phục hồi được dữ liệu bị thất thoát bằng bản sao lưu ngoại tuyến

Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đang làm đúng tất cả mọi thứ! Giả sử rằng bạn đang chuẩn bị để sao lưu dữ liệu cho công ty. Bạn đã kiểm tra cẩn thận và chắc chắn rằng tất cả các thiết bị được dùng cho việc lưu trữ đều hiện đại cũng như bảo đảm việc vận hành trơn tru. Bạn sao lưu dữ liệu vào máy chủ. Bạn kiểm tra kết quả và hoàn toàn an tâm khi việc lưu trữ đã được thực hiện xong. Và, bạn ra về. Tuy nhiên, một sự cố nổ đường ống tại khu văn phòng của bạn đã khiến cho nước chảy tràn vào khu vực chứa máy chủ và phương tiện sao lưu của bạn. Thế là toàn bộ dữ liệu quan trọng của công ty bị mất sạch trong chỉ một đêm.

Ví dụ nói trên cho thấy, ngay cả khi bạn đã rất cẩn thận cho việc sao lưu dữ liệu, bạn vẫn bị mất toàn bộ vì một sự cố bất khả kháng. Để thực sự bảo vệ được dữ liệu dự phòng của mình, bạn phải di chuyển chúng và có phương án lưu trữ ngoại tuyến. Đã có nhiều CIO tiến hành việc lưu trữ dữ liệu tại nơi làm việc mà không hề để ý đến những rủi ro có thể xảy đến cho bản thân mình, như hỏa hoạn hay lũ lụt. Thời gian và số tiền bỏ ra để tái tạo dữ liệu bị mất không chỉ là phung phí, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và thậm chí làm mất đi những tình cảm tốt đẹp nơi khách hàng. Nhưng, khi bạn chọn cấu hình hệ thống của doanh nghiệp mình trong điện toán đám mây, máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ sẽ tự động chuyển dữ liệu của bạn sang một trung tâm dữ liệu ngoại tuyến khác của họ. Nhờ vậy, dữ liệu của bạn được sao lưu một cách nhanh chóng và không hề bị ảnh hưởng gì bởi sự cố nói trên.

2. Dễ dàng điều khiển công việc hơn

Có một thực tế là mặc dù việc sao lưu dữ liệu bằng băng đĩa rất tốn thời gian và vô cùng tẻ nhạt nhưng nhiều CIO vẫn kiên trì thực hiện. Không những vậy, thay vì để số nhân viên CNTT hạn chế của công ty tập trung thời gian vào các dự án chiến lược khác, CIO lại yêu cầu họ theo dõi quá trình sao lưu dữ liệu, kiểm tra lại các bản ghi và xử lý sự cố (nếu có).

Ngược lại, nhiều CIO đã chọn giải pháp sao lưu dữ liệu trong “đám mây” bởi những CIO này ý thức được mức độ đáng tin cậy của dịch vụ và những ưu điểm vượt trội của nó: tự động giảm tải cho hệ thống CNTT, giải phóng nhân viên để họ tập trung làm việc nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, tăng năng suất và lợi nhuận cho công ty. Không những vậy, đây là những giải pháp mang tính chuẩn hóa và tự động hóa cao, bảo đảm toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được sao lưu hợp lý và toàn diện mà không cần bất cứ một nhân viên nào giám sát. Bên cạnh việc giải phóng nhân viên ra khỏi các công việc vặt vãnh, các giải pháp này còn cung cấp các công cụ quản lý được xây dựng trên nền web. Bằng công cụ này, tất cả các tác động của việc sao lưu và bảo vệ dữ liệu đều được giám sát chặt chẽ và xuyên suốt, giúp doanh nghiệp loại bỏ tối đa gánh nặng quản lý cả một cấu trúc hạ tầng và cả quá trình sao lưu/bảo vệ dữ liệu.

3. Ước lượng được chi phí đầu tư

Dịch vụ sao lưu dữ liệu trong môi trường “đám mây” không chỉ phù hợp với yêu cầu bảo vệ dữ liệu, mà còn giúp doanh nghiệp có thể dự toán ngân sách đầu tư hằng tháng và các chi phí thực tế. Khi sử dụng dịch vụ này, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được tự động chuyển sang một trung tâm dữ liệu ngoại tuyến; và doanh nghiệp hoàn toàn có thể khai thác chuyên môn cũng như cơ sở hạ tầng CNTT của nhà cung cấp dịch vụ.

Để sử dụng dịch vụ sao lưu dữ liệu trong “đám mây”, doanh nghiệp không cần phải đầu tư vốn để mua bản quyền phần mềm cho các máy chủ; không phải trả chi phí cho phần mềm và các thiết bị phần cứng dùng cho việc sao lưu dữ liệu, phí bảo trì và cũng không cần phải đầu tư mua sắm các thiết bị lưu trữ… Điều này giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng cân đối ngân sách và ước lượng được khoản chi phí hằng tháng phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ.

4. Có thể khôi phục được dữ liệu bằng bảo chứng của nhà cung cấp dịch vụ

Nếu có ánh sáng chiếu vào khu văn phòng của bạn đêm nay, bạn vẫn phải tiến hành việc khôi phục dữ liệu? Tại sao bạn lại cho rằng việc phục hồi dữ liệu chỉ nên được thực hiện vào ban đêm, trong khi bạn đã kiểm tra các bản sao lưu một cách thường xuyên; và, liệu bạn có thể phục hồi toàn bộ dữ liệu của bạn hay không?

Giải pháp sao lưu dữ liệu trong “đám mây” có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tự động chuyển những thay đổi trong các tập tin và cơ sở dữ liệu đến một thiết bị ngoại vi, nhằm bảo đảm việc sao lưu dữ liệu được tiến hành một cách liên tục. Với các giải pháp này, nhân viên của bạn chỉ cần đặt lệnh và để mặc cho các thiết bị tự xử lý công việc.

Các giải pháp sao lưu tốt nhất không chỉ giúp bảo vệ các tập tin đã bị thay đổi, mà còn có thể ghi nhận được sự thay đổi của hầu hết các tập tin và cơ sở dữ liệu đang mở. Và, việc này không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhân viên trong công ty. Nếu bạn thiếu tin tưởng, nhà cung cấp dịch vụ có thể ký với bạn một thỏa thuận SLA (thỏa thuận về chất lượng dịch vụ) để cam kết ngay với bạn.

5. Giảm thiểu rủi ro và loại trừ khả năng tê liệt hệ thống

Việc bảo vệ dữ liệu không phải là một hoạt động đơn lẻ và không chỉ được thực hiện một lần. Để dữ liệu được bảo vệ ở mức tối đa, các nhân viên CNTT phải liên kết và xâu chuỗi kết quả của nhiều quá trình quản lý dữ liệu với nhau. Có thể phác họa các phân đoạn của công tác bảo vệ dữ liệu như sau: sao lưu và nhân bản các dữ liệu quan trọng trên một thiết bị khác, chuyển dữ liệu đã được nhân bản đến một trung tâm dữ liệu ngoại tuyến để bảo vệ nó khỏi những thảm họa nhân tạo hoặc tự nhiên, lưu trữ và tiến hành đồng thời việc bảo vệ và việc tổ chức lại dữ liệu để có thể khôi phục nó một cách dễ dàng và nhanh chóng, khôi phục các bản sao chép bất cứ khi nào cần thiết.

Nếu giải pháp bảo vệ dữ liệu hiện tại không giải quyết được tất cả các bước nói trên, cơ sở dữ liệu của bạn có thể sẽ gặp phải những rủi ro từng phần hoặc toàn bộ, lâu dần dẫn đến sự tê liệt hệ thống và toàn bộ dữ liệu không thể thay thế sẽ mất đi. Trong một cuộc khảo sát gần đây của ESG, khoảng 56% các công ty có ít hơn 25 máy chủ chỉ có thể chấp nhận thời gian tạm dừng của hệ thống không quá 1 giờ.

Giải pháp sao lưu dữ liệu trong “đám mây” giúp giảm thiểu các rủi ro trong từng phân đoạn của việc bảo vệ dữ liệu như sau: nhanh chóng, toàn diện, và sao lưu dữ liệu liên tục; tự động và truyền trực tiếp đến một trung tâm dữ liệu ngoại tuyến; bảo đảm việc lưu trữ được thực hiện đúng lịch trình và các chính sách bảo mật của doanh nghiệp; nhanh chóng phục hồi ở từng cấp độ chi tiết.

6. Phục hồi dữ liệu nhanh chóng

Ngày nay, tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động trong khung thời gian nhất định và phần lớn công việc đều được thể hiện trên các công cụ văn phòng, từ bảng lương và hồ sơ khách hàng cho đến e-mail và các phần mềm ứng dụng quan trọng khác. Nếu thảm họa xảy ra, ngay chính bạn cũng không thể hết giờ này đến giờ khác cứ chờ đợi cho cơ sở dữ liệu được phục hồi chứ đừng nói chi đến ông chủ của bạn – người không bao giờ để thời gian chết, thu nhập bị mất hay chịu bất cứ hậu quả nào khác.

Dịch vụ sao lưu dữ liệu trong “đám mây” ngay lập tức sẽ chuyển dữ liệu vào một trung tâm dữ liệu ngoại tuyến và lưu vào một ổ đĩa trên “đám mây”, nhằm giúp bạn có thể khôi phục chúng một cách nhanh chóng. Thay vì chờ đợi hàng giờ, khả năng phục hồi dữ liệu trong “đám mây” cho phép bạn khôi phục lại dữ liệu của mình chỉ trong vài phút.

Các dịch vụ sao lưu dữ liệu trong “đám mây” không chỉ giúp truyền đi những thay đổi trong các tập tin và cơ sở dữ liệu mà còn giúp bảo vệ dữ liệu khỏi bị hư hỏng, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất mát dữ liệu. Những dịch vụ này cũng cung cấp cho bạn những tiện ích để kiểm soát lượng băng thông được sử dụng trong một khoảng thời gian xác định; vì vậy, bạn hoàn toàn có thể lập ra kế hoạch chuyển tải và quản lý nguồn dữ liệu của mình một cách hữu hiệu. Ngoài ra, giải pháp này còn cung cấp một công cụ cho phép bạn phục hồi một lượng lớn dữ liệu với mức độ chính xác cao.

7. Tận dụng kinh nghiệm và tài nguyên của nhà cung cấp dịch vụ

Tại sao phải lo lắng về chi phí và các rủi ro liên quan đến việc duy trì và quản lý dữ liệu, khi bạn hoàn toàn có thể nhờ một nhà cung cấp dịch vụ “đám mây” đáng tin cậy “gánh vác” thay bạn những công việc nặng nề này?

Khi sử dụng dịch vụ “đám mây” từ một nhà cung cấp, bạn sẽ được tận dụng chuyên môn của họ, qua đó bảo đảm được sự vận hành xuyên suốt của toàn bộ hệ thống dữ liệu của bạn. Bên cạnh đó, bạn còn đạt được lợi thế cạnh tranh đáng kể thông qua việc tận dụng những công nghệ mới nhất và kết cấu hạ tầng hoàn hảo. Đáng kể nhất là việc bạn có thể giải phóng được nguồn nhân lực CNTT của doanh nghiệp mình để tập trung cho các dự án khác có nhiều khả năng nâng cao năng suất và lợi nhuận của doanh nghiệp.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Máy tính bảng giá rẻ, hơn năm triệu đồng
  • Apple trình diễn một loạt 'hàng khủng'
  • Cơn khát kỹ sư phần mềm di động
  • Laptop cuộn tròn, sử dụng pin mặt trời
  • Hơn 150 tên miền tiếng Việt không được sử dụng
  • Google ra dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động
  • Google hỗ trợ để khách hàng tiêu dùng thông minh
  • Yahoo quyết định nâng cấp dịch vụ thư điện tử
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị