Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bẽ bàng vì dùng BlackBerry

Bẽ bàng vì dùng BlackBerry
 Chiếc điện thoại "Nho đen" từng một thời là vật dụng tùy thân của các nhân vật quyền lực và nổi tiếng.

"Tôi cảm thấy xấu hổ vì nó", cô Rachel Crosby, một trợ lý kinh doanh ở Los Angeles (Mỹ) cho biết. Cô không dám rút chiếc BlackBerry của mình ra ngoài mỗi khi tới tham dự những bữa tiệc cocktail hay hội nghị. Và trong những lần tiếp xúc khách hàng, cô thường giấu chiếc BlackBerry của mình dưới chiếc iPad vì sợ khách nhìn thấy và đánh giá cô thấp đi, bài viết mới đây trên tờ New York Times tường thuật.

Victoria Gossage, nhân viên một quỹ đầu tư mạo hiểm, thì cho biết rằng, mới đây khi tham dự một sự kiện ở câu lạc bộ Piping Rock ở Locust Valley, New York, cô đã hỏi mượn một người phục vụ chiếc sạc pin cho máy điện thoại BlackBerry của cô. "Ban đầu, anh ta nói là có sạc, nhưng khi nhìn thấy chiếc điện thoại của tôi, anh ta liền nói với giọng đầy khó chịu, ồ không, không, không phải là sạc cho cái đó", Gossage kể lại. Theo cô, nếu dùng điện thoại BlackBerry, "bạn sẽ phải quen với kiểu từ chối như vậy".

Chiếc điện thoại "Nho đen" từng một thời là vật dụng tùy thân của các nhân vật quyền lực và nổi tiếng, nhưng hiện tại những ai vẫn còn cầm nó trên tay sẽ trở thành chủ đề cho những người dùng điện thoại iPhone hay các dòng smartphone Android mới nhất đàm tiếu và cười nhạo. Mặc dù Research in Motion (RIM, nhà sản xuất BlackBerry) vẫn bán hàng thuận lợi ở các nước như Ấn Độ hay Indonesia, nhưng ở Mỹ, thị phần của hãng chỉ còn chưa tới 5%, giảm mạnh so với mức 50% hồi ba năm trước.

Tương lai của công ty đều đặt vào chiếc điện thoại mới sẽ ra mắt vào năm tới. Sản phẩm này đã bị trì hoãn quá lâu, trong khi RIM đã thua lỗ kỷ lục, lên tới 753 triệu USD trong 6 tháng đầu năm nay, ngược hẳn với mức lãi ròng lên đến hơn 1 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

Ngay như Nhà Trắng, trước vẫn dùng điện thoại BlackBerry vì lý do an ninh, nay cũng bắt đầu chuộng iPhone.

Trong số những dấu hiệu mới nhất cho thấy sự đi xuống của thương hiệu này, trước hết phải nhắc tới việc Giám đốc điều hành Yahoo Marissa Mayer mới đây đã quyết định thay đổi hình ảnh "ù lì" của công ty này, bằng cách phát iPhone hoặc các điện thoại Android cho nhân viên, thay vì BlackBerry. Hiện tại BlackBerry vẫn còn xuất hiện rơi rớt ở Washington, Phố Wall và các chuyên gia pháp luật, nhưng ở thung lũng Silicon, dòng điện thoại này gần như vắng bóng hoàn toàn, New York Times cho biết.

Và khi danh sách những người bạn từng dùng dịch vụ nhắn tin cá nhân của BlackBerry (BBM) giảm dần, nhiều người dùng dòng điện thoại này sẽ không còn tự hào về việc họ cảm thấy như thế nào về chiếc smartphone "Nho đen" của họ nữa.

Không chỉ có thế, sự phân biệt văn hóa giữa những người trung thành với BlackBerry và những người khác cũng trở nên rõ rệt hơn trong năm qua, khi nhiều công ty trước đó cấp cho nhân viên điện thoại BlackBerry và chỉ BlackBerry, đã bắt đầu đầu hàng trước yêu cầu của nhân viên đòi iPhone hoặc các smartphone Android. Ngân hàng Goldman Sachs gần đây đã cho phép nhân viên chọn dùng iPhone. Hãng luật Covington & Burling cũng phải ra quyết định tương tự. Thậm chí ngay ở Nhà Trắng, trước vẫn dùng BlackBerry vì lý do an ninh, hiện cũng bắt đầu quay sang với iPhone.

Nhiều người sử dụng BlackBerry nói rằng, càng ngày họ càng phải chịu đựng nỗi xấu hổ và bẽ bàng khi trông thấy đồng nghiệp của mình thao tác "ngon lành" các ứng dụng mạng xã hội mà điện thoại của họ không có, chụp được những khuôn hình độ nét cao hoặc tìm kiếm các con đường với ứng dụng GPS tốt hơn và trình duyệt Internet nhanh hơn. Điều khiến họ càng thấy cám cảnh hơn là những người sử dụng iPhone hay smartphone Android có thể dễ dàng xác định đường đi, đặt vé du lịch, đặt chỗ nhà hàng hay theo dõi kết quả thi đấu thế thao.

"Tôi thấy mình thật vô dụng", cô Gossage nói. "Bạn liên tục trông thấy mọi người có thể làm được tất cả mọi thứ trên chiếc điện thoại của họ, còn tất cả những gì tôi có chỉ là chat qua BBM với gia đình và bạn bè, những người còn dùng BlackBerry".

Thậm chí, có những người như anh Ryan Hutto, giám đốc một công ty thông tin y tế ở San Francisco, còn phải thường xuyên dựa vào người khác (thường là chị vợ) để tìm kiếm các thông tin về âm nhạc, bản đồ và tỷ số thi đấu các môn thể thao. "Sau vài câu hỏi, mọi người bắt đầu phát cáu với tôi", Hutto nói. Shannon, vợ anh Hutto, thì thở dài thườn thượt, "tôi đi bất cứ đâu cũng phải mở bản đồ. Nếu chúng tôi tìm kiếm một nhà hàng, tôi dùng ứng dụng Yelp, muốn đặt chỗ dùng OpenTable. Tôi cảm thấy mình giống như trợ lý cá nhân của anh ấy vậy". 

Bạn liên tục trông thấy mọi người có thể làm được tất cả mọi thứ trên chiếc điện thoại của họ, còn tất cả những gì tôi có chỉ là chat qua BBM với gia đình và bạn bè, những người còn dùng BlackBerry. Victoria Gossage, nhân viên một quỹ đầu tư mạo hiểm

Tuy nhiên, vẫn có một số người dùng BlackBerry nói rằng, họ vẫn yêu thích dòng điện thoại này bởi bàn phím vật lý hiệu quả của nó. "Tôi chọn dùng BlackBerry", Lance Fenton, một nhà đầu tư 32 tuổi thường xuyên đi du lịch và gửi email trên đường, cho biết. "Tôi không thể nào gõ thư trên điện thoại màn hình cảm ứng". Fenton nói rằng, anh không thể nào lây nhiễm được "cơn sốt" iPhone. "Tôi không ngừng hỏi mọi người, iPhone có gì tuyệt vời và họ thường đưa ra những câu trả lời vô vị. Một số nói với tôi đã bỏ lỡ những ứng dụng như trượt tuyết. Tôi trượt tuyết mỗi năm 4 ngày. Ở trên đường và tôi chẳng cần cái ứng dụng đó".

Những nỗ lực gần đây của RIM trong việc giữ chân các khách hàng trung thành cũng như những nhà phát triển ứng dụng cho thế hệ điện thoại mới nhất của họ, bị đánh giá là quá nhún nhường. Trong một đoạn video quảng cáo gần đây đã có cả một bài hát âm hưởng nhạc rock với tựa đề "Hỡi những nhà phát triển, BlackBerry sẽ mãi mãi yêu bạn" được chế từ bản ballad nổi tiếng năm 1981 "Keep on loving you". Nick Mindel, một nhà phân tích đầu tư 26 tuổi nói, "đây là dấu hiệu của một công ty đang tuyệt vọng".

Sau 8 năm trung thành với BlackBerry, Mindel nói rằng, anh mới gia nhập danh sách chờ đợi iPhone 5. Và khi có trên tay chiếc iPhone 5, "tôi sẽ tháo rời pin chiếc BlackBerry của tôi, nhồi nó vào xi-măng và dùng chiếc BlackBerry làm cái chặn giấy", Mindel nói.

(Theo Vneconomy)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị