Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bị phạt nếu chậm cung cấp dịch vụ 3G

Doanh nghiệp trúng tuyển 3G phải cung cấp dịch vụ đúng theo cam kết trong hồ sơ thi tuyển, nếu không sẽ bị phạt hoặc thu hồi giấy phép.

 

Cước thoại của dịch vụ 3G sẽ tuân thủ như dịch vụ thoại 2G hiện nay (Ảnh: H.N)

Số tiền đặt cọc 8.100 tỷ đồng của 4 giấy phép 3G đã được nộp vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong đó, Viettel đặt cọc 4.500 tỷ đồng, MobiFone đặt cọc 1.500 tỷ đồng, VNPT đặt cọc 1.500 tỷ đồng, 600 tỷ đồng còn lại là của liên danh giữa EVN Telecom và Hà Nội Telecom. Số tiền đó được gửi theo 2 kỳ hạn 12 tháng và 39 tháng và doanh nghiệp sẽ được phép rút tiền lãi, nhưng khi rút tiền đặt cọc phải có sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

Như vậy, điều kiện cuối cùng để các doanh nghiệp trúng tuyển có được giấy phép 3G đã được hoàn tất và Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến sẽ chính thức cấp giấy phép cho các doanh nghiệp vào ngày mai (13/8). Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, ngay sau khi cấp giấy phép, Bộ sẽ thành lập đoàn đi kiểm tra xem các doanh nghiệp có triển khai dịch vụ 3G theo đúng như cam kết trong hồ sơ thi tuyển hay không. Nếu doanh nghiệp không đảm bảo cung cấp dịch vụ đúng theo lộ trình đã cam kết sẽ bị phạt hoặc thu hồi giấy phép. Số tiền phạt sẽ được rút ra từ chính số tiền mà doanh nghiệp đã đặt cọc. 

Còn nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thực hiện đúng theo cam kết trong hồ sơ thi tuyển, Bộ sẽ hoàn trả 50% số tiền đặt cọc. Sau 24 tháng cung cấp dịch vụ và phủ sóng 10% dân cư, doanh nghiệp sẽ được nhận lại số tiền đặt cọc còn lại.

Như vậy có nghĩa là, các doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo cam kết trong hồ sơ thi tuyển. Doanh nghiệp nào hứa “suông” sẽ khó có thể “bình an vô sự”. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các doanh nghiệp viễn thông đều khá kín tiếng về dịch vụ 3G mà mình sẽ cung cấp. Tất cả đều chỉ nói chung chung rằng, sẽ cung cấp dịch vụ đúng theo cam kết và cho biết sẽ tập trung chủ yếu vào các dịch vụ Internet (tăng dung lượng kết nối), dịch vụ đa phương tiện (truyền hình di động, tải nhạc, tải game, báo chí...), dịch vụ video (video call, họp truyền hình...).

Theo cam kết, VinaPhone sẽ là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ 3G ra thị trường. Ngày 15/8 là thời điểm mà VinaPhone hứa sẽ cung cấp dịch vụ này. Tiếp theo, MobiFone cam kết sẽ cung cấp dịch vụ 3G sau 3 tháng kể từ ngày nhận được giấy phép. Viettel và liên danh EVN Telecom và Hanoi Telecom cùng cam kết sẽ cung cấp dịch vụ sau 9 tháng kể từ khi nhận được giấy phép.

Ngoài việc hồi hộp ngóng trông các dịch vụ giá trị gia tăng 3G mà các nhà khai thác sẽ cung cấp khi khai trương mạng, các thuê bao còn khá băn khoăn về mức cước của những dịch vụ này. Ông Hồ Quốc Huệ, Giám đốc Marketing Công ty Phân phối CMC cho biết, phải chờ xem dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng 3G được các nhà khai thác cung cấp với mức giá như thế nào. Theo ông Huệ, nếu thực hiện theo kiểu thuê bao các gói dịch vụ giống như truyền hình cáp, với mức cước khoảng 100.000 đồng/tháng, thì sẽ thu hút được nhiều người sử dụng.

Được biết, cước thoại của dịch vụ 3G sẽ tuân thủ như dịch vụ thoại 2G hiện nay, còn cước dịch vụ giá trị gia tăng thì tuỳ thuộc vào cam kết của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ quản lý giá cước theo hướng yêu cầu các doanh nghiệp phải tiếp tục giảm chi phí, giảm giá thành để xây dựng giá cước hợp lý, tạo điều kiện cho tất cả các ứng dụng phát triển. Đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của 3G, vì theo một đại diện của Bộ Thông và Truyền thông, nếu không có mức giá phù hợp với người dùng, thì 3G chắc chắn sẽ chỉ loanh quanh ở các thành phố và chỉ phát triển trong phạm vi dân cư nào đó mà thôi.

(Theo Đức Huy // Báo đầu tư )

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Chữ ký số - Chìa khóa của thương mại điện tử
  • Dân số Internet Trung Quốc lên tới 338 triệu người
  • Novo-G: Siêu máy tính nhanh nhất thế giới
  • “Tin tặc trí não”- Ẩn họa khó lường
  • iPhone vẫn có "lỗ hổng" để tin tặc tấn công
  • Nhắn tin khi lái xe dễ gây tai nạn gấp 23 lần
  • 80% số website bị phá hoại bởi hacker nước ngoài
  • Các nhà khoa học trình làng hệ thống điện không dây
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị