Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

80% số website bị phá hoại bởi hacker nước ngoài

 
(Ảnh minh họa)

 Trung tâm an ninh mạng Bkis, ngày 28/7 cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, tháng 7 đã ghi nhận 3.357 dòng virus xuất xứ từ nước ngoài và 3 dòng xuất xứ từ Việt Nam đe dọa máy tính.


Theo đơn vị này, các virus này đã lây nhiễm trên 5.345.000 lượt máy tính, trong đó lây nhiều nhất là W32.TedrooG.Worm với trên 81.000 lượt. 

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bkis Security cho hay, đã có 89 website của các cơ quan, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam bị hacker xâm nhập trong tháng 7. Theo dõi cho thấy, có 16 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước, 73 trường hợp do hacker nước ngoài (chiếm 80%). 

“Bkis cũng cảnh báo lỗ hổng nghiêm trọng tại website của 8 doanh nghiệp, cơ quan thuộc Chính phủ,” ông Đức nói.

Không thể truy cập website phần mềm diệt virus

Cũng theo Bkis, trong tháng 7 đã có 183.000 máy tính tại Việt Nam không thể  truy cập các website phần mềm diệt virus, mặc dù vẫn có thể vào được các website khác.

Lý giải, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bkiss R&D nói, đó là do máy tính đã bị nhiễm virus. 

Theo đó, sau khi lây nhiễm vào máy tính, virus sẽ can thiệp vào hệ thống, cản trở các truy cập đến website hay máy chủ update của các phần mềm diệt virus. Chúng khiến người sử dụng không thể tải về phần mềm diệt virus hay update các mẫu nhận diện virus mới cho máy tính của mình. Tiếp theo, virus này sẽ thực hiện đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hay kiểm soát máy tính...

Hiện, đã có 113 dòng virus loại này được phát tán lên mạng trong tháng qua, nhiều nhất là virus DNSChanger, Conficker, OnlineGame. 

Bkis khuyến cáo, nếu gặp phải hiện tượng này, người sử dụng không nên tự xử lý mà cần liên lạc với nhà sản xuất phần mềm diệt virus để được hỗ trợ./.

Trung Hiền (Vietnam+)

 

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Các nhà khoa học trình làng hệ thống điện không dây
  • Cư dân mạng Trung Quốc nhiều hơn dân số Mỹ
  • Số người sử dụng Internet ở Mỹ tăng rất chậm
  • Công nghệ đột phá cách mạng hóa dung lượng phần mềm USB
  • Gập ghềnh “xa lộ” mạng giáo dục
  • Việt Nam xếp top 10 quốc gia hấp dẫn nhất về CNTT
  • Triển lãm công nghệ thông tin và điện tử Việt Nam lần thứ 14: Sáng và tối
  • Mặt sau những con số thống kê
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị