Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CNTT Việt Nam 2009 - Điểm nóng CNPM

http://tinkhoahoc.jcapt.com/img1/store/vtv_237661_20098281680_pmqt.jpgTrong “cơn bão” suy thoái kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp đều coi CNTT mà đặc biệt là phần mềm là công cụ quan trọng để vượt qua khó khăn. Thực tế này đã tạo nên những cơ hội mới cho ngành công nghiệp phần mềm, trong đó có công nghiệp phần mềm Việt Nam. Trong bức tranh toàn cảnh CNTT Việt Nam năm 2009, có thể nhận thấy, công nghiệp phần mềm đang trở thành một trong những điểm nóng được chú ý nhất.

Trong khó khăn vẫn có nhiều cơ hội xuất hiện

Tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT Việt Nam năm 2009 - Một trong những sự kiện CNTT nổi bật của năm vừa được tổ chức tại TP.HCM đã chọn công nghiệp phần mềm làm chủ đề bàn luận chính... Bức tranh chung về CNTT Việt Nam trong dòng chảy quốc tế được khắc hoạ sâu đậm, với những gam màu đặc biệt dành cho công nghiệp phần mềm. Trong bối cảnh cơn suy thoái kinh tế vẫn chưa dứt hết dư âm, công nghiệp phần mềm được hầu hết các ý kiến thừa nhận vẫn đủ khả năng đem lại những màu sắc tươi sáng.

Bắt đầu từ con số điều tra của Golman Sachs: 73% các doanh nghiệp đến tháng 8/2008 vẫn cho rằng CNTT sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2009. Vào thời điểm khảo sát đầu 2009, con số lạc quan này là 62 %. Điều tra từ Gartner lại chỉ ra cụ thể rằng, trong toàn bộ lĩnh vực CNTT, chỉ có thị trường phần mềm phát triển. Gartner dự báo rằng, hết năm 2009, công nghiệp phần mềm tăng trưởng 0,3% trong bối cảnh các lĩnh vực khác như phần cứng, bán dẫn... đều giảm so với năm 2008. Cũng theo Gartner, mức chi tiêu về CNTT đều tăng hơn so với năm 2008.

Theo T.S Nguyễn Trọng, Hiệu trưởng Trường CĐ CNTT ISPACE, nguyên Chủ tịch Hội tin học TP.HCM “Thị trường CNTT có những phân khúc thị trường giảm mạnh, đặc biệt là phần cứng và bán dẫn nhưng phân khúc về thị trường phần mềm và dịch vụ là không giảm. Bởi phần mềm là một vũ khí, lợi khí để tất cả các doanh nghiệp khác thoát khỏi suy thoái kinh tế”.

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội tin học TP.HCM cũng cho rằng rất nhiều các lĩnh vực như ngân hàng tài chính, chính phủ... đều coi ứng dụng CNTT là công cụ để thoát khỏi khủng hoảng. Chính vì vậy, hiện lĩnh vực phần mềm cũng như dịch vụ CNTT vẫn phát triển tương đối ổn định thị trường vẫn rất tốt...

Thực tế cho thấy những nhận định như trên là hoàn toàn chính xác. CNTT đã giúp các công ty cắt giảm được nhân sự, tối ưu hoá bộ máy và đem lại hiệu quả làm việc cao hơn. Nhu cầu về CNTT nhờ đó không ngừng tăng, đem đến những cơ hội rộng mở cho công nghiệp phần mềm, trong đó có công nghiệp phần mềm Việt Nam.

CNPM Việt Nam – Những lợi thế cần phải tận dụng

Cơ hội rộng mở, tuy nhiên, việc nắm bắt được cơ hội này như thế nào lại là chuyện khác, bởi trên thực tế vị thế của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn quá nhỏ bé dù chúng ta đã có tên trên bản đồ CNTT quốc tế... Trong nước, so với các ngành công nghiệp khác năm 2008, công nghiệp phần mềm mới đóng góp được vào GDP 0,51 %. Để thay đổi những điều này, đòi hỏi một sự vận động lớn hơn dựa trên việc tận dụng tốt hơn nữa những lợi thế của công nghiệp phần mềm Việt. Vậy đâu là những lợi thế của công nghiệp phần mềm Việt Nam ở thời điểm hiện tại?

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhận định: “Càng cạnh tranh, chúng ta càng có ưu thế. Ưu thế về nhân lực, ưu thế về chi phí thấp, về chất lượng chúng ta cũng có thể đáp ứng được. Áp lực cạnh tranh từ khủng hoảng kinh tế thì các doanh nghiệp họ cũng sẽ tìm đến những nơi cung cấp dịch vụ có chi phí thấp”.

Ông Chu Tiến Dũng đồng tiình rằng, trong bối cảnh như hiện nay thì giá là cái mà người ta quan tâm nhất. “Trước đây thì là chất lượng và rất nhiều yếu tố, nay người ta tập trung vào giá nhân công. Thông thường, họ nói là giá phải giảm từ 10-20 %. Đó là lợi thế cho những nước như chúng ta bởi hiện chi phí gia công của chúng ta đang tương đối thấp” – Ông Dũng nhấn mạnh.

Rõ ràng, trong bối cảnh mới, lợi thế về nhân công giá rẻ, chi phí gia công thấp vẫn phải được tính đến như là lợi thế quan trọng nhất. Thậm chí, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, lợi thế này sẽ còn những giá trị cạnh tranh to lớn trong vòng 10 đến 15 năm tới. Tất nhiên, về lâu dài, chúng ta không được phép dừng lại ở lợi thế giá rẻ mà nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao mới là lợi thế bền vững.

Nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phần mềm, Chính phủ cũng đã nhìn nhận vấn đề sát sườn hơn, với những chỉ đạo cụ thể... Sự quan tâm của Chính phủ cũng là một lợi thế không hề nhỏ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho hay, “theo Quyết định 698 của chính phủ về đào tạo nguồn nhân lực cho CNTTT thì từ nay đến 2015 và 2020 thì riêng kinh phí cho lĩnh vực này là 900 tỉ đồng. Thủ tướng cũng đã yêu cầu Bộ TT-TT chủ trì phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng các đề án biến Việt Nam thành một quốc gia mạnh về CNTT năm 2015. Như vậy là chưa bao giờ chính phủ quyết tâm như bây giờ và kinh phí cũng sẵn sàng như bây giờ”.

Theo người đứng đầu quốc gia về CNTT, khi hành lang pháp lý cho CNTT đã rõ ràng, các hệ thống văn bản đã hoàn chỉnh, thì sự chủ động của các doanh nghiệp để tận dụng được các cơ chế từ Chính phủ sẽ biến cơ hội thành thành công. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc giải quyết bài toán quan trọng nhất của công nghiệp phần mềm – bài toán nguồn nhân lực.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, muốn đạt được mục tiêu đến 2025 có 1 triệu kỹ sư phần mềm trình độ quốc tế, các doanh nghiệp phần mềm Việt không chỉ dừng lại ở việc tuyển dụng nhân lực mà còn phải tự đào tạo nhân lực cho chính mình, chung tay với nhà nước để cho “ra lò” những đội ngũ nhân lực CNTT có chất lượng tay nghề, ngoại ngữ giỏi. Doanh nghiệp phải “xắn tay áo” cùng với nhà nước để giải quyết dứt điểm bài toán này, thay vì đứng ngoài than phiền như thường lệ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Đề nghị các doanh nghiệp chấm dứt việc than phiền về chất lượng đào tạo, hãy cùng nhà nước làm chứ đừng đứng ngoài than phiền nữa. Nếu đứng ngoài than phiền thì không giải quyết được vấn đề. Vì không ai biết nhu cầu của doanh nghiệp bằng chính doanh nghiệp...

Sẽ trở thành ngành kinh tế chiến lược?

Nhìn vào đóng góp 0.51 % cho GDP của công nghiệp phần mềm, nhiều người sẽ thấy thất vọng. Tuy nhiên những con số biết nói khác lại cho thấy những dấu hiệu lạc quan lớn.

Năm 2008, so với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp phần mềm đạt mức tăng trưởng cao nhất - tới 56%. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong lĩnh vực này đứng thứ 2, đạt 0.92 % tương đương với ngành khai thác mỏ. Với gia công phần mềm, nếu vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng 40 % thì đến năm 2020, con số gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt 3.5 tỷ USD.

Nói không quá rằng, lĩnh vực khai thác chất xám đang cho thấy những hiệu quả tích cực tương tự với lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Vậy đã đến lúc cần đặt công nghiệp phần mềm ở vị trí cao hơn nữa và cần được đầu tư mạnh tay hơn nữa?

Ông Chu Tiến Dũng nhận xét ngành CNPM Việt Nam tuy rất nhỏ bé nhưng lại rất tiềm năng. Hiệu quả đầu tư và năng suất của ngành này rất cao, có thể nói là đứng vào thứ 2, thứ 3 trong tổng các ngành kinh tế của Việt Nam.

Căn cứ vào tiềm năng và hiệu quả mà CNPM mang lại, T.S Nguyễn Trọng mạnh dạn đề xuất Chính phủ nghiên cứu để có thể đặt ngành CNPM và DVCNTT Việt Nam trở thành ngành KT chiến lược tức là cao hơn vị trí ngành CN mũi nhọn hiện nay.

Bước sang năm 2009, Việt Nam lần đầu tiên có tên trong nhóm 10 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm và dịch vụ theo xếp hạng của A.T.Kearney. Theo Gartner đánh giá, Việt Nam cũng thuộc nhóm 30 quốc gia triển vọng nhất về gia công phần mềm. Đây là những tín hiệu đáng mừng để có thể tin tưởng vào sự cất cánh của công nghiệp phần mềm Việt Nam. Nếu tận dụng được các lợi thế và quyết tâm hơn nữa, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được những vị trí cao hơn.

Q.Thắng

 

(Theo VTV)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Diễn viên trẻ và “cơn lốc” báo mạng
  • Sẽ kiểm tra tiến độ triển khai 3G
  • Liên minh Bưu chính có tên miền Internet riêng
  • eCIT Vietnam-IT Week - Cơ hội cho doanh nghiệp
  • Chìa khóa phản ứng tổng hợp hạt nhân cho công nghệ chip máy tính tương lai
  • Máy tính - “người cộng tác” mới của khoa học
  • Quản lý truyền hình trả tiền: nhiều điểm mới, lắm phân vân!
  • Từ đơn phân tử mở ra cánh cửa mới cho ngành công nghệ thông tin
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị