Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công bố kết quả khảo sát công nghiệp phần mềm Việt Nam

Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) vừa công bố kết quả khảo sát toàn cảnh ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam vào ngày 24-8, tại một hội thảo được tổ chức bên lề sự kiện hội nghị Diễn đàn công nghệ thông tin thế giới (WITFOR 2009) sắp được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 26 đến 28-8-2009.

Có 145 doanh nghiệp phần mềm trong cả nước, bao gồm cả 19 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia đợt khảo sát của VINASA được tiến hành trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua.  Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các công ty phần mềm có qui mô vốn nhỏ và là công ty được thành lập trong 10 năm gần đây. Có 82% công ty được khảo sát có vốn điều lệ dưới 25 tỉ đồng. Có 65% công ty có vốn dưới 8 tỉ đồng và chỉ có gần 20% công ty tham gia khảo sát được thành lập trước năm 2000.

Trình độ công nghệ và năng lực của các doanh nghiệp đang hội nhập khá nhanh với thế giới, có gần 40% các công ty đã có các chứng chỉ quốc tế về chất lượng.

Có ba loại dịch vụ có nhiều công ty phần mềm tham gia cung cấp nhất hiện nay là phát triển các ứng dụng trên web; phát triển các giải pháp riêng cho khách hàng; tư vấn CNTT.

Có khoảng 60% doanh nghiệp phần mềm triển khai tất cả các dịch vụ này. 50%  doanh nghiệp phần mềm tham gia dịch vụ gia công phần mềm. Riêng dịch vụ gia công tác vụ (BPO) tuy mới xuất hiện nhưng cũng có tới 30% số doanh nghiệp được khảo sát có kế hoạch triển khai trong một năm tới.

Căn cứ trên kết quả khảo sát, trong tháng 9 tới, VINASA sẽ thảo luận trong hiệp hội và phối hợp cùng các chuyên gia quốc tế đưa ra các đề xuất, khuyến nghị cụ thể với Bộ Thông tin - Truyền thông cũng như với Chính phủ để đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành phần mềm. Đồng thời giúp các doanh nghiệp phần mềm vượt qua các khó khăn, thách thức do hệ quả của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cũng từ kinh nghiệm của chương trình khảo sát ngành năm nay, dự kiến, VINASA sẽ tiếp tục tiến hành khảo sát, đánh giá ngành định kỳ hàng năm để làm nền tảng cho công tác đối thoại chính sách, góp phần tạo dựng môi trường ngày càng thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp và ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

(Theo Vân Oanh // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Apple: Google Voice làm thay đổi iPhone
  • Trung Quốc “sốt” chợ điện tử
  • Chưa tận dụng được lợi thế
  • Nhân lực công nghệ thông tin: Bao giờ hết thiếu và yếu?
  • Lỗ hổng nguy hiểm trong dịch vụ FTP của Microsoft IIS
  • Nỗi lo sau giấy phép 3G
  • Ấn Độ: Các hãng gia công chuyển sang châu Âu
  • PC All-in-One: Tiên phong trong dòng máy Thế hệ mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị