Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đẩy nhanh tiến độ dự án Khu Công nghệ cao TPHCM

Hôm qua 8-6, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã có buổi làm việc với Ban quản lý Khu Công nghệ cao (KCNC) TPHCM và các cơ quan liên quan. Tại buổi họp, đại diện KCNC cho biết, hiện vẫn còn nhiều công trình hạ tầng chưa xây dựng xong, nhiều dự án phải chờ đất để được cấp phép đầu tư...

Vướng đền bù và thiếu vốn
 

Theo bà Lê Thị Tám, Chủ tịch UBND quận 9, trong 5 tháng đầu năm 2009, UBND quận 9 đã thu hồi và bàn giao được 31,8ha, nâng tổng số diện tích đất đã thu hồi lên hơn 650/801ha cần phải thu hồi giai đoạn 1. Giai đoạn 2 của KCNC còn phải thu hồi thêm 116ha, nhưng hiện công tác đền bù, giải tỏa gặp rất nhiều khó khăn.
 

Nghiên cứu chế tạo vật liệu Nano tại Phòng thí nghiệm Nano trong khu công nghệ cao TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Theo báo cáo của Ban quản lý KCNC, việc chậm giải phóng mặt bằng đã và đang ảnh hưởng đến công trình cơ sở hạ tầng đang thi công; giảm hiệu quả thu hút nhà đầu tư; chậm chuẩn bị cho triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 2.
 

Cụ thể, hiện tại giai đoạn 1 vẫn còn 16 dự án hạ tầng vẫn chưa thể xây dựng do vướng diện tích 35ha chưa được giải phóng mặt bằng. 5 dự án khác cũng đang phải chờ đất để cấp chứng nhận đầu tư.
 

Ban quản lý KCNC đã tiếp xúc với 46 nhà đầu tư với đa dạng ngành, lĩnh vực nhưng tập trung chủ yếu là lĩnh vực vi điện tử – viễn thông, hợp tác quốc tế, đào tạo, vật liệu mới… Nhưng cho đến nay cũng mới có 37 dự án được cấp phép đầu tư.

 

Số dự án khác đang phải chờ đất nên chưa được cấp phép đầu tư. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại 4 dự án, mặc dù đã được cấp phép đầu tư nhưng chậm triển khai từ 1 – 3 năm nay. Lý do mà các doanh nghiệp này đưa ra là do tình hình kinh tế suy thoái nên thiếu vốn đầu tư…
 

Về quy hoạch, dự kiến đến tháng 6-2009 KCNC mới có phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết 1/2000. Còn đối với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự kiến phải đến tháng 11-2009 mới hoàn thành.
 

Việc giải ngân tài chính cho đầu tư cơ sở hạ tầng của KCNC hiện cũng rất chậm. Đơn cử như dự án công trình điện lưới ngầm Bắc – Lê Văn Việt với tổng vốn đầu tư là 34 tỷ đồng, nhưng cho đến nay vẫn chưa được cấp vốn.
 

Tương tự, việc đầu tư dự án nhà máy điện cho KCNC đang gặp khó khăn. Ban quản lý KCNC đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Điện lực TPHCM, nhưng các đơn vị trên cho biết dự án này chưa được đưa vào quy hoạch tổng thể về sơ đồ phát triển năng lượng của EVN nên phải chờ chưa biết đến bao giờ...
 
Dồn sức cho công trình trọng điểm
 

Theo ông Lê Thái Hỷ, Trưởng ban Quản lý KCNC, để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hoàn thiện KCNC, UBNDTP có chính sách, biện pháp tăng cường, linh hoạt hơn để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho KCNC; ghi vốn đợt 2 và lập kế hoạch thi công cấp vốn cho ban quản lý; nhanh chóng cho phép Ban quản lý chuyển đổi sang mô hình Công ty Phát triển KCNC; chủ trương tiến hành xây dựng nhà máy điện KCNC; cải tiến khung giá đất cho thuê KCNC…
 

Một góc Nhà máy Nidec (Nhật Bản) tại Khu công nghệ cao TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG


Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo từ nay đến tháng 8-2009, Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ nhanh chóng báo cáo về việc chuyển đổi mô hình Công ty Phát triển KCNC; Sở Công thương chủ trì làm việc với EVN và Công ty Điện lực TP lập dự án đầu tư nhà máy cung cấp điện cho KCNC.
 

Trong đó, Sở Công thương phải chỉ rõ chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư; yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính nhanh chóng ghi vốn và cấp vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho ban quản lý dự án; giao UBND quận 9 chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ liên ngành, đến cuối năm 2009 phải giải phóng xong mặt bằng dự án KCNC giai đoạn 1.
 

Riêng giải phóng mặt bằng dự án KCNC giai đoạn 2 cũng phải được hoàn tất vào cuối quý 1-2010 để tạo điều kiện cho Ban quản lý KCNC đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút dự án đầu tư nước ngoài.
 

“Dự án KCNC TPHCM được xác định là một trong những công trình trọng điểm trong phát triển kinh tế của TP nên nhất thiết các cơ quan chức năng phải tập trung, dồn sức để tháo gỡ những vướng mắc còn tồn đọng, nhanh chóng hoàn thiện và đi vào khai thác hiệu quả dự án này” – Chủ tịch Lê Hoàng Quân nhấn mạnh.

(Theo SGGP)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Hồng Kông là "thùng" thư rác lớn nhất thế giới
  • Nguy cơ phát tán virus từ website chính thống
  • Mạng Internet vẫn chưa hoàn thiện
  • Ra mắt siêu máy tính thứ ba thế giới
  • Các đại gia máy tính đua nhau thân thiện môi trường
  • Kinh doanh hàng "ảo" ngoài vòng kiểm soát
  • “Một cửa liên thông” - bức thông điệp của hành chính công
  • "Khai tử" truyền hình analog: Chỉ là chuyện sớm muộn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị