Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề xuất chấp nhận chữ ký số nước ngoài

Ảnh minh họa về chữ kí số

Hiện có khá nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam đang sử dụng một loại chữ ký số duy nhất trong các giao dịch điện tử trên toàn cầu. Do đó, các đơn vị này muốn Việt Nam chấp nhận cho họ sử dụng chữ ký số đang giao dịch để thuận tiện cũng như đảm bảo tính thống nhất.

Hiện tại, Việt Nam đang cho phép một trường hợp ngoại lệ là Công ty Intel Việt Nam được sử dụng chữ ký số Verysign của hãng Symantec (Mỹ) cung cấp trong giao dịch hải quan điện tử tại Việt Nam. Sở dĩ Intel Việt Nam là trường hợp ngoại lệ bởi đây là công ty nước ngoài có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam nên Chính phủ đã áp dụng hình thức ưu đãi chưa có tiền lệ.

Rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đề xuất để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam nên cho phép các doanh nghiệp được sử dụng chữ ký số nước ngoài trong các giao dịch điện tử. Bên cạnh đó cần xây dựng phương án chấp nhận chữ ký số của các tổ chức cung cấp dịch vụ nước ngoài thông qua việc cấp phép cho các nhà cung cấp dịch vụ này hoạt động tại Việt Nam.

Chữ ký số có thể hiểu là một loại chứng thực được sử dụng trên môi trường giao dịch điện tử. Chữ ký số trên môi trường điện tử cũng có ý nghĩa như chữ ký tay trên môi trường giao dịch văn bản.

Ông Nguyễn Trần Hiệu, Phó cục trưởng Cục Ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê Hải quan, Tổng Cục Hải quan, cho rằng, để tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, Việt Nam cần phải chấp nhận các loại chữ ký số quốc tế khác, chứ không chỉ riêng chữ ký số Verysign và chỉ riêng trường hợp của Intel. Bởi hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng rót vốn lớn để đầu tư nhà máy tại Việt Nam như: Samsung, Nokia...

Hiện Việt Nam mới cấp phép hoạt động cho các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số trong nước như: Bkav, FPT, VNPT, Viettel, Nacencomm. Như vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng dịch vụ chữ ký số do các nhà cung cấp dịch vụ chứng thư số trong nước này cung cấp mới hợp lệ.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Kỳ vọng vào những cơ hội mới
  • Công nghệ N.F.C – động lực mới cho ví di động
  • Sony tung ra phần mềm mới xem video trực tuyến
  • Sony tung ra phần mềm mới xem video trực tuyến
  • Apple đã sẵn sàng “phát nổ” iPhone 5 vào 4/10
  • Các CIO ứng dụng điện toán đám mây để kiểm soát chi phí và dễ dàng truy cập dữ liệu
  • Lý do khiến Facebook muốn trì hoãn IPO
  • Đi tìm cơ hội hồi sinh cho Yahoo! và AOL
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị