Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dịch vụ "1900...": Kẻ làm, người... xơi

Doanh nghiệp viễn thông cung cấp đường truyền cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CP) cũng giống như cung cấp chiếc xe để chở hàng nhưng nghịch lý là nhà xe lại được "ăn ra" nhiều hơn so với chủ hàng.
 
Mới đây, Trung tâm Viễn thông khu vực 1 thuộc Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) đã gủi thông báo điều chỉnh cước, mức phân chia cước của dịch vụ 1900 đến các khách hàng (các nhà cung cấp dịch vụ nội dung bao gồm thông tin, giải trí, thương mại). Theo thông báo, việc điều chỉnh cước, mức phân chia cước của dịch vụ 1900 được thực hiện theo sự chỉ đạo của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (công ty mẹ của VTN) và VTN. Theo đó, tỷ lệ ăn chia cước giữa VTN và các khách hàng trên sẽ được chia lại, tất nhiên là "theo hướng có lợi cho VTN".

Ví dụ với số  dịch vụ 1900 57xxxx, các CP được chia lại 17% đối với các cuộc gọi đến dịch vụ này từ thuê bao cố định, vô tuyến nội thị, di động nội tỉnh có cước gọi là 1.500 đồng/phút, trong khi trước đó, các CP được chia với tỷ lệ 36%. Còn đối với các cuộc gọi đến dịch vụ từ thuê bao di động toàn quốc (cước cuộc gọi là 3.000 đồng/phút), các CP được chia với tỷ lệ gần 30%, trước đây tỷ lệ này là gần 46%. Đối với các tin nhắn SMS (cước tin nhắn là 1.500 đồng), các CP được chia theo tỷ lệ 35%, trước đây tỷ lệ này là gần 46%.

Trao đổi với phóng viên baodautu.vn, đại diện Công ty TNHH tư vấn đầu tư và dịch vụ thương mại An Hưng (công ty chuyên dịch vụ tư vấn giáo dục), một khách hàng sử dụng đầu số dịch vụ 1900 5712xx của VTN cho biết, trước đây, VTN trả cho công ty đối với các cuộc gọi đến từ điện thoại cố định là 546 đồng/phút thì kể từ tháng 8, sau khi đưa ra thông báo trên, VTN chỉ còn trả cho công ty 250 đồng/phút. Còn đối với các cuộc gọi đến đầu số 1900 5712xx của công ty từ thuê bao di động, từ tháng 8, VTN chỉ trả cho An Hưng với giá 885 đồng/phút, giảm tới 35% so với giá trước thời điểm tháng 8.

Vị đại diện này khẳng định, với tỷ lệ ăn chia theo thông báo mới này của Trung tâm viễn thông khu vực 1 thuộc VTN, doanh nghiệp chỉ còn nước cắn răng chịu lỗ để làm. Vì với đơn giá 250 đồng/phút, doanh nghiệp không đủ trả lương cho tư vấn viên chứ chưa nói đến khấu hao thiết bị và các khoản chi phí khác như cước thuê bao tháng (450.000 đồng), khấu hao thiết bị.... Vị đại diện này cũng khẳng định, nếu làm theo tỷ lệ ăn chia này không khác gì các CP làm để cho các nhà mạng xơi.

Cùng chung quan điểm, một đại diện của công ty chuyên cung cấp dịch vụ nội dụng khác cũng cho rằng,  với tỷ lệ ăn chia mà các doanh nghiệp viễn thông đưa ra cho các CP thì phải cố mà làm và CP nào có nội dung tốt có khách hàng thì cũng tạm gọi là đủ trang trải. Nhà cung cấp dịch vụ nội dung này không thể cố làm nên cũng đã trả lại đầu số cho VTN vào cuối năm 2009.

Bình luận về việc doanh nghiệp viễn thông ép các CP về tỷ lệ ăn chia, một quan chức của thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, có thể ví các doanh nghiệp viễn thông như những nhà làm vận tải cung cấp phương tiện vận tải (đường truyền) cho các CP chở hàng (lưu lượng thoại). Như vậy, các doanh nghiệp viễn thông chỉ nên thu phí theo lưu lượng thoại chứ không nên thu phí theo giá trị hàng hoá mà các CP "nhờ" chuyên chở. Vì các CP là người mua xỉ lưu lượng của doanh nghiệp và bán lẻ lại cho khách hàng thông qua các dịch vụ của mình.

Thực tế cước dịch vụ trên đầu số 1900 đã được các doanh nghiệp viễn thông thu cao hơn so với cước của các thuê bao điện thoại thông thường. Thông thường cước điện thoại cố định chỉ khoảng 1.000 đồng/phút và tính theo block 6 giây + 1 và cước thuê bao tháng là 20.000 đồng/tháng. Trong khi đó, cước của dịch vụ 1900 57xxxx đối với các cuộc gọi đến từ điện thoại cố định là 1.500 đồng/phút, tính theo block 1 phút và làm tròn phút, cước thuê bao tháng là 450.000 đồng/1 số dịch vụ. Nghĩa là có sự chênh lệch khá lớn và đáng ra, các doanh nghiệp viễn thông phải để lại phần chênh lệch này cho các CP hưởng, vị quan chức trên nói.

(Theo Đức Huy // Báo đầu tư)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Bùng nổ web bất động sản
  • Thị trường điện thoại thông minh: Lo thiếu chip
  • Google thử nghiệm dịch vụ thoại qua Gmail
  • Máy in HP LaserJet Pro P1102w – hoàn thiện không gian số
  • Bộ ba sản phẩm Lenovo: đa năng, hấp dẫn
  • Backflip “tấn công” thị trường smartphone VN
  • Các dòng máy in phun của HP: tiết kiệm cao chi phí in ấn và điện năng
  • Mang công nghệ 3D vào trang web TMĐT
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị