Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đối thủ giấy điện tử mới

Một công nghệ màn hình mới có thể khiến cho giấy điện tử trông giống với giấy thật hơn. Loại mực thông thường được sử dụng ở giấy in có độ sáng và độ tương phản đen trắng hơn cao hơn so với giấy điện tử.

Loại màn hình mới này, được các nhà nghiên cứu của trường Đại học Cincinnati, ở Ohio, Mỹ thiết kế có khả năng phù hợp với độ sáng và độ tương phản ở các phương tiện truyền thông in trên giấy. Nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ này có tiềm năng đánh bại các công nghệ giấy điện tử, bằng sự kết hợp của độ tương phản cực cao: tốc độ chuyển đổi video cao và một khối lớn mỏng.

Giáo sư kỹ thuật máy tính và điện tử Jason Heikenfeld, lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm đã chứng minh một công nghệ tạo ra độ sáng và độ bão hoà màu sắc giống như ở giấy in.

Các pixel chuyển đổi từ đen sang trắng trong vòng một miligiây, khiến cho công nghệ này phù hợp với video (các LCD hiện chuyển đổi mất vài miligiây). Tốc độ làm mới (refresh) chậm hơn tới hàng trăm mili giây là một trong những vấn đề chính gây rắc rối cho giấy điện tử ngày nay.

Cho tới nay, Heikenfeld và cộng sự đã chế tạo các màn hình đen trắng cứng phản chiếu 55% ánh sáng bao quanh, cao hơn bất cứ một sản phẩm giấy điện tử nào hiện đang có trên thị trường. Giấy trắng phản chiếu 85% ánh sáng xung quanh, vì vậy nó trông sáng hơn hệ thống của Heinkenfeld. Nhưng ông cho biết, công nghệ này có thể được sử dụng để tạo ra các màn hình nhựa dẻo đủ màu đạt hơn 60% độ sáng và các vật liệu và quy trình chế tạo cao cấp cuối cùng có thể khiến cho thiết bị của ông sáng như giấy trắng.

Thiết kế mới đưa ra cùng những lợi thế giống như của LCD so với các thiết bị giấy điện tử, ví dụ như máy đọc Sony và Amazon Kindle. Những thiết bị này, dựa trên công nghệ E Ink, phản chiếu ánh sáng thay vì phát ánh sáng, khiến cho chúng dễ nhìn trong ánh mặt trời sáng và hiệu quả về năng lượng hơn so với màn hình LCD. Nhưng chúng có độ sáng từ 35 tới 40%, khiến cho tỷ lệ tương phản thấp so với giấy in.

Ở các pixel của nhóm, các nhà nghiên cứu sử dụng các lớp nhôm phản xạ ánh sáng và mực đen cacbon cho một màu đen sâu. Đầu tiên, một lớp polime được làm khuôn bằng các giếng chứa mực đen. Một màng nhôm được lắng trên một polime và được đậy bằng một lớp điện cực trong suốt kẽm ôxit. Một điện thế chạy suốt lớp nhôm và điện cực ITO kéo mực ra khỏi các giếng và trải rộng nó trên toàn bộ vùng pixel.

Các pixel nhỏ bằng 100 micromet, khiến cho màn hình có độ phân giải 300 chấm/inch. Độ phân giải này cao hơn bất cứ một máy đọc điện tử nào có trên thị trường. Nhóm nghiên cứu cho biết, đặt các bộ lọc màu đỏ, xanh lá cây và màu xanh da trời trên mỗi một pixel sẽ tạo ra các màn hình màu.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Chưa thể dự báo mức tăng trưởng phần mềm
  • Cần nửa phần tỷ giây để chụp một bức ảnh
  • Những chuyển biến tích cực về công nghiệp công nghệ cao
  • Khánh thành Trung tâm công nghệ bán dẫn GES
  • “Cải lão hoàn đồng” cho laptop
  • Wolfram Alpha - Công cụ tìm kiếm mới
  • Áp dụng chữ ký điện tử: Tiện dụng nhưng chưa phổ dụng
  • Mỹ chú trọng "chiến tranh trên mạng"?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị