Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gửi và nhận email theo kiểu… siêu điệp viên

Chiếc kính mát của siêu điệp viên Ethan Hunt trong phim“Mission Impossible”sẽ tự hủy khi thông điệp được nhận sau 5 giây. Nay nếu bạn gửi một email thuộc dạng “tuyệt mật” mà người nhận không kịp đọc sau 8-9 tiếng thì nội dung email cũng sẽ “tự hủy” – đó là tính năng hỗ trợ của phần mềm có tên “Vanish”.

Khi Barack Obama trở thành tổng thống Mỹ, thử thách đầu tiên của ông là cuộc tranh luận với các nhà làm luật ở Nhà Trắng, để giành quyền giữ lại chiếc điện thoại BlackBerry yêu thích.

Tiền lệ và lập luận về an ninh (khả năng điện thoại bị hack, bị nghe trộm) ủng hộ các nhà làm luật, còn quyền tự do cá nhân là vũ khí của Obama. Sau cùng thì chiến thắng vẫn thuộc về vị tổng thống, và chiếc BlackBerry cũng đã được các chuyên gia “vũ trang” cho những tính năng bí mật để phòng chống các cuộc tấn công nhằm đánh cắp những tin nhắn, email... mà ông nhận và gửi.

Dù không phải là Obama, nhưng gần như “công dân mạng” nào cũng có những dữ liệu cần được bảo mật, những email cần “hủy sau khi xem” kiểu thông điệp cho siêu điệp viên. Đã có một công cụ để đáp ứng nhu cầu ấy.

Một nhóm chuyên gia tin học của đại học University of Washington, đứng đầu là nữ tiến sĩ Roxana Geambasu đã giới thiệu một hệ thống kết nối điện tử có khả năng “phá hủy” thông điệp rất sớm sau khi được gửi đi, đó là hệ thống “Vanish”.

Về bản chất, Vanish sử dụng một hệ thống mã hóa cho phép dữ liệu đã giải mã được tự động mã hóa trở lại vào một thời điểm xác định trong tương lai, và do đó một bên thứ ba nếu có thể truy cập vào nơi chứa dữ liệu thì cũng không thể đọc được sau thời điểm xác định.

Điều này được minh họa bằng một ví dụ thực tế, sau khi tải về và cài đặt phần mềm Vanish cùng các phần mềm phụ trợ (được hướng dẫn), bạn truy cập vào tài khoản gmail trên trình duyệt Firefox để gửi đi một email có nội dung cần giữ bí mật.

Bôi đen đoạn dữ liệu bí mật, bạn click chuột phải để chọn chức năng mã hóa trong Vanish (Creat Vanish Message) rồi gửi email đi. Người nhận - cũng sử dụng Vanish - nhận được email với thông điệp đã được mã hóa (kèm theo thông báo chính xác về “deadline” sẽ tự hủy) chỉ cần bôi đen thông điệp mã hóa đó rồi click chuột phải, chọn chức năng giải mã (Read Vanish Message) là có thể đọc được.

Sau 8-9 tiếng, mọi cố gắng Read Vanish Message sẽ trở nên vô ích, thông điệp đã được mã hóa hoàn toàn.

Vanish được áp dụng trên hệ thống mạng đồng đẳng. Nó sẽ mã hóa thông điệp trước khi được gửi đi, rồi chia các mã khóa thành nhiều “mảnh” và phát tán các mảnh đó ra mạng đồng đẳng.

Điều này có nghĩa là mã khóa không được lưu ở một nơi duy nhất, hacker muốn giải mã thông điệp sẽ phải đi tìm những mảnh khóa bị “vứt đi” tứ tung trên một hệ thống mạng đồng đẳng có nhiều máy tính vào/ra khỏi mạng thường xuyên (máy tính nhận được mảnh khóa mà ra khỏi mạng thì mảnh khóa đó cũng sẽ biến mất). Một bài toán quá hóc búa cho những kẻ muốn xem trộm và đánh cắp dữ liệu.

Điều này cũng có nghĩa là trong vòng vài giờ sau khi mã khóa được phát tán, các mảnh khóa sẽ dễ dàng được gom lại để người nhận thông điệp có thể đọc. Thời gian càng kéo dài về sau, cũng như càng nhiều máy tính thoát khỏi mạng đồng đẳng, các mảnh khóa sẽ sớm bị bẻ gãy và cơ chế “tự hủy” của thông điệp diễn ra.

Hiện tại, thông điệp còn khả năng đọc được trong 8 tiếng, nhưng theo tiến sĩ Geambasu, giới hạn thời gian cho trước này có thể được co lại hoặc giãn ra thông qua việc điều chỉnh số lượng mảnh khóa của một mã khóa được phát tán trên mạng đồng đẳng.

Phần mềm Vanish đang trong quá trình thử nghiệm và phát triển, được ứng dụng trên các tài khoản như gmail, hotmail, hệ thống lưu trữ Google Docs, mạng xã hội Facebook. Tham khảo tải về và cài đặt sử dụng./.

 Bài viết này được đăng tải theo thỏa thuận bằng văn bản giữa tạp chí Doanh nhân thuộc VCCI và Vietnam+

(Doanh nhân/Vietnam+)

 

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • 3G không phải là "kẻ hủy diệt" 2G
  • Giao lưu "Công nghệ thông tin - Đánh giá đa chiều"
  • Thời của siêu thị online
  • Chuyên nghiệp hơn với máy chủ
  • Máy tính nhận thức
  • Xu hướng tiết kiệm năng lượng máy tính
  • Ứng dụng trên iPhone giúp phát hiện dịch bệnh
  • Nghề môi giới công nghệ: Mới quá hóa khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị