Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hệ thống kiểm soát động phục vụ an toàn giao thông đường bộ

Sau 2 năm nghiên cứu, nhóm cán bộ thuộc Trung tâm Đo lường Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp cùng Cục Đường bộ Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) đã thiết kế và chế tạo thành công hệ thống kiểm soát động tình trạng quá tải, quá tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.

Thiết kế chính của hệ thống bao gồm: Các cảm biến được lắp đặt trên đường (cảm biến vị trí, tải trọng...), khi xe di chuyển qua vị trí cảm biến, ngay lập tức tín hiệu thu được sẽ được đưa về bộ phận phân tích, xử lý tín hiệu tự động và đưa ra kết quả chính xác tải trọng các trục xe, khoảng cách giữa các trục, khối lượng tổng cũng như tốc độ của xe. Một phần mềm với giao diện bằng tiếng Việt cho phép quản lý và điều khiển hệ thống. Không những thế, phần mềm này còn cho phép nhập và lưu trữ các dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc quản lý (nhóm xe, làn đường, thời gian xe đi qua...). Với chế độ quản lý thông qua camera, hệ thống có thể tự động ghi lại hình ảnh các xe vi phạm tốc độ, chụp và truyền ảnh với tốc độ đến 30 ảnh/giây (kể cả khi xe chạy với tốc độ nhanh thì hình ảnh thu được vẫn rõ nét). Hiện tại, hệ thống này có thể quản lý được đồng thời 8 làn đường và cho phép ghi lại hình ảnh của cả hai chiều xe chạy.

Việc thiết lập hệ thống kiểm soát động trên các trục đường bộ Việt Nam sẽ tạo ra mạng kiểm soát hiệu quả, giúp thu thập các số liệu về tình trạng đường bộ, tạo cơ sở để ra các quyết định đầu tư, nâng cấp, làm mới các tuyến đường giao thông, tránh lãng phí đầu tư, góp phần đẩy mạnh công tác quản lý giao thông Việt Nam.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

* Trung tâm Đo lường Việt Nam

 Địa chỉ: Số 8 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội

 Tel:(04) 8364763, Fax: (04) 7564426

* Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải

 Địa chỉ: 1252 - Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội

 Tel: (04) 8347980, Fax: (04) 7663977

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • eFile - Bộ phần mềm quản lý hồ sơ lưu trữ đầu tiên tại Việt Nam
  • Việt Nam có 70,4 triệu thuê bao điện thoại
  • Ngành viễn thông di động Mỹ tham vọng đứng đầu thế giới
  • Khai trương Cổng thông tin thị trường nước ngoài
  • Yêu cầu xây dựng hệ thống quản lý thông tin FDI
  • Công bố Giải thưởng ICT Việt Nam đầu tiên
  • Ngành phần mềm của Ấn Độ sẽ tăng thu nhập 21-24% trong tài khoá 2009
  • Microsoft ra mắt bản thử nghiệm mới Internet Explorer 8
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị