Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng bố công nghệ cao

Qua vụ tấn công làm hơn 330 người thương vong ở thành phố Mumbai (Ấn Độ) hồi cuối tháng 11, các phần tử khủng bố đã làm thế giới kinh ngạc không chỉ về khả năng sử dụng các loại vũ khí tinh vi, mà còn về sự thành thạo công nghệ hiện đại. Tờ Thời báo New York (Mỹ) ngày 8-12 có bài viết về vấn đề này như sau:

Các phần tử khủng bố đã lái tàu đi khắp biển A-rập từ thành phố Karachi (Pakistan) tới Mumbai, nhờ thiết bị định vị toàn cầu cầm tay. Trên đường đi, chúng liên lạc bằng điện thoại vệ tinh với các chỉ huy thực hiện cuộc tấn công được cho là đang ở Pakistan. Chúng nhận diện mục tiêu và biết rõ các tuyến đường tiếp cận gần nhất, một phần vì được nghiên cứu các tấm ảnh chụp từ vệ tinh qua trang web Google Earth. Nhưng có lẽ quan trọng nhất là các chỉ huy của Lashkar-e-Taiba (LeT) ở Pakistan đã liên lạc với những tên tấn công bằng điện thoại Internet (VoIP), vốn rất khó truy tìm dấu vết và ngăn chặn cuộc gọi, khi chúng bị bao vây 3 ngày tại 2 khách sạn sang trọng Taj Mahal và Oberoi Trident. Do diễn biến vụ tấn công được truyền hình trực tiếp, nên những tên chỉ huy có thể thông báo với các tay súng “đường đi nước bước” của lực lượng an ninh và hướng dẫn hay động viên chúng.

Các dịch vụ VoIP ngày càng phổ biến với mọi người vì tiết kiệm và cho phép người sử dụng gọi cho một thiết bị có kết nối VoIP khác ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Tuy nhiên, các dịch vụ này cũng góp phần phát triển nhanh tội phạm và khủng bố khi gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo. Để xác định vị trí của người gọi VoIP, cơ quan điều tra phải truy cập dữ liệu do nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ. Việc tìm kiếm này có thể mất nhiều thời gian, đặc biệt nếu nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài. Chẳng hạn như một người ở New York có thể quay số điện thoại ở Mỹ nhưng thực ra được kết nối thông qua Internet với một người tại Thái Lan. Mặt khác, theo các chuyên gia, nhà cung cấp dịch vụ có thể tiết lộ thông tin khách hàng, nhưng có thể là không trung thực.

Sau vụ tấn công ở Mumbai, chính quyền từ chối cung cấp tên của các công ty VoIP được LeT sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, báo giới Ấn Độ cho biết các cuộc gọi này được truy tới các công ty ở New Jersey (Mỹ) và Áo. Zarrar Shah, một thủ lĩnh chủ chốt của LeT mà Mỹ tin là có vai trò quan trọng trong kế hoạch tấn công Mumbai, nổi tiếng là chuyên gia công nghệ truyền thông. Chính vì vậy, Shah có thể đã xóa dấu vết qua VoIP, gây thêm khó khăn cho các nhà điều tra.

(Theo báo Cần Thơ)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Đãng trí thời số hóa
  • “ Giá Giáng sinh, Rinh Qùa Tặng ”
  • Ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước triển khai chậm
  • Forrester hạ dự báo chi tiêu IT của Mỹ năm 2009
  • Google dự kiến tăng gấp đôi doanh thu tại Mỹ Latinh trong năm 2009
  • Khủng hoảng tài chính và khuynh hướng marketing online
  • Nhu cầu máy tính toàn cầu năm 2009 sẽ tăng chậm lại
  • Nền kinh tế ngầm đang bùng nổ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị