Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Luẩn quẩn công nghiệp công nghệ thông tin

Chất lượng nhân lực chưa đảm bảo yêu cầu trong phát triển công nghệ thông tin. - tinkinhte.com
Chất lượng nhân lực chưa đảm bảo yêu cầu trong phát triển công nghệ thông tin. Ảnh: Đức Thanh
Tiềm năng công nghiệp CNTT -TT của Việt Nam đang vấp phải sự luẩn quẩn trong sự phân định phần cứng, phần mềm.
 
Tại Tọa đàm Thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp CNTT-TT Việt Nam được tổ chức sáng 23/12/20009 tại Bộ Thông tin và Truyền thông, cả nhà quản lý và doanh nghiệp đều cùng chung nhận định ngành Công nghiệp CNTT -TT của Việt Nam chưa phát triển đúng với tiềm năng.

Nhưng làm thế nào để phát triển đúng với tiềm năng lại là câu hỏi khó cho cả hai đối tượng trên.

Theo ông Phạm Hồng Quang, Giám đốc Công ty cổ phần Phần mềm và tự động hoá thiết kế (Cadpro), có thể ví ngành Công nghiệp CNTT-TT Việt Nam như một đoàn tàu gồm các toa tầu là công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số và công nghiệp viễn thông.

Vấn đề đặt ra là toa tầu nào sẽ được kéo vào đầu tàu để thúc đẩy cả nền  công nghiệp CNTT -TT Việt Nam lên. Theo phân tích của ông Quang, chỉ có kéo toa tàu công nghiệp phần cứng thì ngành công nghiệp CNTT-TT của Việt Nam mới có thể về đích nhanh nhất.

Phát triển công nghiệp phần cứng ở đây không phải là xây dựng nhà máy, hay sản xuất lắp ráp sản phẩm mà là thiết kế ra những sản phẩm phần cứng, ông Quang nói.

Vì theo lý luận của ông Quang công nghiệp phần cứng chỉ cần tăng trưởng trưởng bằng một nửa tốc độ tăng trưởng của công nghiệp phần mềm cũng đã là một con số khá lớn.

Ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC lại có cách nhìn khác. Theo ông Liên đầu tư tập trung vào phát triển công nghiệp phần cứng nhưng phải kiểm soát được công nghiệp phần mềm.

Tuy nhiên, đại diện các doanh nghiệp đều cùng chung ý kiến, muốn đẩy mạnh phát triển phần cứng hay phần mềm thì trước hết phải giải quyết được bài toán nhân lực.

Hiện theo đánh giá của đại diện các doanh nghiệp CNTT-TT cũng như các chuyên gia trong ngành, nhân lực Việt Nam có nhưng chất lượng chưa được đảm bảo do khâu đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu.

(Theo Đức Huy // Báo đầu tư)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Windows 7 và Apple: Đại chiến phần mềm máy tính
  • Năm 2010 có kênh truyền hình phòng chống thiên tai
  • Điểm ảo hút mắt trong ảnh kỹ thuật số
  • Điện thoại thông minh: Mục tiêu mới của tội phạm
  • Viettel Technologies: Giới thiệu dịch vụ hội nghị truyền hình X-conference
  • Hội nghị truyền hình: “Giao tiếp” của DN thời hiện đại
  • Những thiết bị số đặc sắc nhất thập kỷ
  • Thị trường di động tưng bừng khuyến mại Noel
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị