Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mạng xã hội Việt Nam: cuộc đua song mã?

Các chuyên gia truyền thông xã hội nhận xét, cục diện thị trường mạng xã hội (MXH) ở Việt Nam gần như đã an bài, chưa xuất hiện nhân tố mới có thể gây đột biến trong năm tới.

Facebook và Zing Me là hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong hội thảo về truyền thông xã hội diễn ra mới đây tại TP HCM. Yahoo! 360 từng giữ vị trí độc tôn trong lĩnh vực MXH tại Việt Nam. Tuy nhiên, vị thế này lung lay dữ dội suốt nửa cuối 2008, khi nhiều thành viên âm thầm ra đi vì mạng liên tục trục trặc và tin đồn dịch vụ sẽ ngừng hoạt động vào tháng 4/2009. Sau các thông tin úp mở thiếu thống nhất từ đại diện Yahoo Việt Nam, cuối cùng thì việc Yahoo! 360 đóng cửa cũng xảy ra ngày 13/7. 

MXH thế hệ 3 lên ngôi

Quanh thời điểm Yahoo! 360 ngừng hoạt động, các MXH ở Việt Nam như Yume, Tamtay, Multiply, Yobanbe... đều có sự gia tăng đột biến về lượng thành viên đăng ký mới. Tuy nhiên, đà tăng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn rồi dừng lại, trừ trường hợp Facebook. Với tốc độ tăng khoảng 200.000 thành viên mới mỗi tháng, Facebook hiện có hiện có trên một triệu thành viên hoạt động (người có đăng nhập trong vòng 30 ngày gần nhất) tại Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Trường, “ma mới” của Facebook, nói: “Sau khi Yahoo! 360 ngừng hoạt động, mình cũng băn khoăn chọn một kênh để liên lạc với bạn bè. Thấy bạn bè qua Facebook nhiều, mình cũng thử dù hơi khó sử dụng”.

Trong khi đó, “ma cũ” Trần Hải Minh nhận xét: “Bạn bè mình ở nước ngoài nhiều nên Facebook là lựa chọn số 1. Thêm nữa, trên này có các ứng dụng để giải trí, thích hợp với người thường xuyên sử dụng Internet như mình”.

Sự bành trướng của Facebook sắp làm nên cuộc soán ngôi tại thị trường MXH Việt Nam thì một MXH “Made in Vietnam” xuất hiện khiến cục diện thay đổi bất ngờ.

Ra đời muộn (tháng 8/2009), Zing Me bỏ lỡ cơ hội đón hành khách di tản từ con tàu đắm Yahoo! 360. Tuy nhiên, chỉ trong vòng hai tháng, MXH này đã bắt kịp Facebook về số thành viên hoạt động. Theo ông Vương Quang Khải, Phó tổng giám đốc công ty VinaGame (đơn vị quản lý Zing Me), MXH này đạt 3,75 triệu thành viên hoạt động vào ngày 4/12, trong khi con số tương ứng của Facebook là 1,02 triệu.

Zing Me và Facebook là hai MXH thuộc thế hệ web 3.0 với tính năng cập nhật thông tin trong thời gian thực, nội dung đa dạng và khả năng mở rộng vô tận thông qua việc mở giao diện lập trình ứng dụng cho bên thứ ba tham gia đồng sáng tạo. Đây là điều mà các MXH thế hệ hai với tính năng chủ yếu như viết blog, upload ảnh, video... không thể cạnh tranh. 

Chiến lược “chiến tranh nhân dân”

Giải thích sự tăng trưởng vượt bậc của MXH nội địa thế hệ ba, ông Khải cho rằng, ngoài hạ tầng tốt và nội dung được bản địa hóa tối đa cho người Việt, chiến lược sử dụng sức lan tỏa của cộng đồng mạng đóng vai trò rất quan trọng. Theo đó, tính năng mời bạn được nhấn mạnh và khai thác tối đa.

Đặc biệt, thành viên được khuyến khích mời bạn bè tham gia bằng phần thưởng là vật phẩm độc đáo trong các ứng dụng. Ví dụ, ở game Nông trại vui vẻ, người chơi dù có “cày” bao nhiêu đi nữa cũng không thể kiếm đủ tiền ảo để mua chó giữ vườn, trong khi đây lại là vật nuôi đáng thèm muốn nhất của trò chơi. Để có được nó, người chơi phải mời được 10 người tham gia MXH.

Nhân viên văn phòng Phạm Thu Trang cho biết: “Tình cờ được mời vào chơi một game trên Zing Me. Và giờ thì cứ đến giờ giải lao là mấy chị trong phòng mình chúi mũi vào mấy ứng dụng trên đó. Thỉnh thoảng có ai “up” hình lên là cả hội lại xúm vào “bình loạn”. Vui lắm!”.

Dù thị trường MXH ở Việt Nam chỉ còn đua song mã nhưng các MXH khác không phải là không có cơ hội phân định lại ngôi thứ. Ông Paul Hưng, Giám đốc công ty VON (chủ sở hữu MXH YuMe), nhận định: “Không thể có sản phẩm đáp ứng được mọi nhu cầu, nên vấn đề của các MXH khác là phải tìm kiếm và phục vụ cho những nhu cầu chưa được đáp ứng”.

(Theo Vnmedia)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Cách tiêu diệt virus tấn công iPhone
  • Intel hỗ trợ giáo viên ứng dụng CNTT
  • Để hiểu đúng về kỹ sư chất lượng phần mềm
  • Cơ hội cho nhà cung cấp dịch vụ
  • 'Luật Công nghệ cao tạo sự hấp dẫn cho doanh nghiệp'
  • Những từ khóa tìm kiếm "hot" nhất trên mạng
  • Doanh nghiệp chủ quan trong ứng phó thảm họa CNTT
  • Khai thác nhiều dịch vụ trên nền công nghệ 3G
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị