Cấp độ mới trong việc cạnh tranh truyền hình trả tiền đã bắt đầu, thể hiện qua sự kiện cắt kênh “hot” S3 mới đây
Truyền hình tại VN đã phát triển từ giai đoạn phát “chùa”, không phí thuê bao chuyển sang giai đoạn truyền hình trả tiền. Đến nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực truyền hình trả tiền diễn ra ngày càng quyết liệt. Việc cắt kênh Super Sport 3 (S3) vừa qua là minh chứng cho xu hướng đó.
Khán giả vừa thiệt vừa lợi
Ở giai đoạn này, khán giả truyền hình sẽ chịu thiệt thòi (như trường hợp kênh S3) nhưng đồng thời sẽ có thêm lợi ích do cạnh tranh đem lại. Không quay trở về được thời kỳ xem truyền hình “chùa”, khán giả cần biết rõ dịch vụ truyền hình trả tiền sắp tới sẽ ra sao.
Truyền hình trả tiền sẽ cạnh tranh ở hai lĩnh vực: Kỹ thuật và nội dung. Việc cắt kênh S3 vừa rồi là sự cạnh tranh trên lĩnh vực nội dung.
Còn nhớ, thời kỳ đầu, các kênh trên SCTV và HTVC, nhất là các kênh nước ngoài, trùng lắp nhau đáng kể. Dần dần, SCTV và HTVC có nhiều kênh riêng do họ tự xây dựng, tự sản xuất chương trình. Trên hệ thống này không thể có kênh của đơn vị kia và ngược lại (trừ trường hợp thỏa thuận riêng). Kênh của công ty nào sản xuất là độc quyền của công ty đó.
Bước độc quyền này sẽ diễn ra tiếp theo ở các kênh nước ngoài, nhất là các kênh thu hút nhiều khán giả như thể thao chẳng hạn. Trong khi đó, các kênh thể thao lại gắn với việc độc quyền thu phát hình một sự kiện thể thao nào đó.
Các dòng tivi mới ra đời ngày càng nhiều nhằm “bám gót” những dịch vụ truyền hình trả tiền hiện đại, yêu cầu cao về kỹ thuậtẢnh: Hồng Thúy |
Sản xuất hay mua độc quyền kênh là lợi thế kinh doanh quyết định đối với truyền hình trả tiền. Hẳn nhiên, khi đã nắm độc quyền, nhằm tối đa hóa lợi nhuận họ sẽ ngăn cấm các đơn vị khác phát sóng.
Điều này dẫn đến việc các hệ thống truyền hình trả tiền khác nhau sẽ có các kênh khác nhau và các đài truyền hình phát quảng bá (doanh thu nhờ vào quảng cáo) cũng rơi vào tình trạng bị hạn chế phát các chương trình độc quyền. Qua đó, có thể hiểu vì sao các kênh nổi tiếng thể thao như truyền hình Vĩnh Long có thể ít dần đi những chương trình hay.
Hay hơn, tốn kém hơn
Độc quyền phát sóng các chương trình truyền hình được thực hiện bằng các ràng buộc kinh tế, thông qua hợp đồng mua bán chương trình; không phải độc quyền dựa trên lợi thế ngoài kinh doanh. Đây là điều đương nhiên xảy ra trong quá trình hội nhập và phát triển, khán giả nên thông cảm. |
Cạnh tranh trong kỹ thuật thể hiện qua việc chạy đua ứng dụng những công nghệ mới để nâng chất lượng hình ảnh và tiện ích cho khách hàng. HDTV, VOD (Video On Demand) là một trong nhiều hướng.
Kỹ thuật đượcphối hợp với nội dung để tạo ra ưu thế cạnh tranh. Ví dụ: Một đơn vị truyền hình chia số kênh phát sóng của mình ra làm nhiều gói với giá tiền thuê bao khác biệt. Các chương trình hay sẽ được đưa vào gói đắt tiền, quản lý bằng thẻ thông minh. Hay một kênh chương trình có thể phát bằng những cấp công nghệ khác nhau (SD và HD), trả tiền thuê bao cao mới thu được mức chương trình HD chẳng hạn.
Tình trạng này buộc khách hàng phải liên tục đầu tư thiết bị kỹ thuật để chạy theo các kênh truyền hình. Để xem được hết những kênh chương trình ưa thích, khán giả phải thuê bao cùng lúc nhiều hệ thống truyền hình trả tiền (các tivi đời mới chuẩn bị cho khả năng này, với một tivi LED, LCD hay plasma hiện nay đã có sẵn nhiều ngõ HDMI để có thể nhận đồng thời tín hiệu HDTV từ các nguồn khác nhau, những đầu thu khác nhau, những hãng truyền hình trả tiền khác nhau).
Như vậy, khán giả sẽ được xem nhiều hơn, những chương trình hay hơn nhưng cũng phải tốn kém hơn cho truyền hình.
(Theo Hồ Phước Vinh // Nguoilaodong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com