Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phải có văn bằng, chứng chỉ hợp pháp

Trước tình trạng nhiều doanh nghiệp (DN) đào tạo công nghệ thông tin (CNTT) nhưng kết quả thấp, tư vấn CNTT nhưng lại sử dụng chứng chỉ tư vấn thiết kế trong xây dựng hay thậm chí cung cấp dịch vụ tin nhắn (SMS) nhưng không cần giấy phép về nội dung thông tin vẫn đang hoạt động…


Bộ sẽ siết chặt quản lý yêu cầu các đơn vị cá nhân trên phải có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc đảm nhận. Vụ trưởng vụ CNTT, bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ với SGTT bên lề hội thảo Chính sách quản lý và hỗ trợ phát triển dịch vụ CNTT diễn ra tại Hà Nội ngày 30.6.


Được biết, theo kiểm tra chỉ có 20% doanh nghiệp CNTT thực sự hoạt động so với đăng ký tham gia cung cấp, ông đánh giá thế nào?


Đúng là hiện nay số lượng DN đăng ký tham gia cung cấp dịch vụ CNTT tại Việt Nam vào khoảng 10.000 DN nhưng ước tính chỉ có khoảng trên 3.000 DN thực sự hoạt động. Theo tôi, một phần do chúng ta chưa tạo ra được một môi trường pháp lý và kinh doanh tốt. Bởi việc lập ra một DN không phải để chơi, chắc chắn phải không thể hoạt động được thì họ mới phải chuyển hình thức kinh doanh hoặc tạm dừng.


Nói như thế không hẳn là các DN CNTT hoạt động không có bất cập?


Đúng là qua khảo sát cho thấy hầu như các DN CNTT đều có… thể tư vấn CNTT mà không cần chứng chỉ hành nghề, điều này sẽ gây khó khăn khi chúng ta muốn phát triển ngành tư vấn CNTT chuyên nghiệp.


Ngoài ra, nhiều DN tư vấn miễn phí chỉ để mong nhận được hợp đồng nên chất lượng tư vấn thấp. Một số cơ quan quản lý tư vấn dự án xây dựng cơ bản cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn CNTT, nhưng một số người có chứng chỉ không thực chất. Chưa kể đến thị phần các dự án tư vấn lớn của chúng ta đều bị các công ty nước ngoài chiếm lĩnh, các công ty trong nước chủ yếu là các nhà thầu phụ, trong khi thực tế chính chúng ta phải hiểu để tư vấn cho chúng ta hơn hết.
 

Các DN nước ngoài đang thống trị về mặt nội dung

Trong 10 website phổ biến tại Việt Nam thì hai vị trí đầu tiên thuộc về google.com.vn và yahoo.com. (Các trang web trong nước chỉ chiếm 60% trong khi ở Trung Quốc là 94% và Hàn Quốc là 93%).

Game: gần như 100% nội dung game đang phát hành ở Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Âu. Âm nhạc: gần 40% người dùng tìm kiếm âm nhạc nước ngoài. Phim ảnh: (online) gần 90% là phim nước ngoài.

Dự kiến những chính sách cụ thể nào sẽ được triển khai nhằm hạn chế những bất cập cũng như giúp các DN cung cấp dịch vụ CNTT phát triển, thưa ông?

Tình trạng để các DN CNTT hoạt động như trên đúng là không thể kéo dài. Tuy nhiên để chi tiết hoá các loại hình dịch vụ CNTT cũng như đề xuất các chính sách quản lý cần phải có một thời gian khảo sát, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót. Ví dụ, với dịch vụ cho thuê không gian lưu trữ thông tin DN phải có phương án kỹ thuật cũng như dự phòng để đảm bảo an toàn kỹ thuật, an ninh. DN dịch vụ phát triển và thiết kế mạng bảo mật phải có chứng chỉ quốc tế về an ninh thông tin.


Hay đối với dịch vụ đào tạo CNTT hiện nay chất lượng giáo viên thấp dẫn đến tình trạng kết quả đào tạo thấp, do đó các đơn vị phải có cơ sở vật chất đầy đủ (máy chủ, bảo mật, phòng học, sân bãi, hệ thống phòng cháy chữa cháy...), chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu. Đội ngũ giảng viên phải cam kết giảng dạy lâu dài, đáp ứng được ít nhất 60% khối lượng giảng dạy.

 

Với đơn vị cung cấp nội dung số xuyên biên giới chẳng hạn thì phải có trách nhiệm của các ISP, của người sử dụng dịch vụ và trách nhiệm của pháp nhân cung cấp dịch vụ.


Còn về phía các DN cung cấp dịch vụ tư vấn CNTT tràn lan hiện nay, bộ có hướng xử lý như thế nào?


Hiện chúng tôi đang đề xuất dự kiến, các cá nhân tham gia cung cấp các dịch vụ tư vấn phải có văn bằng chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.


Ngoài ra, bộ TT-TT sẽ tổ chức xét, duyệt, lập danh sách và thông báo trên toàn quốc các DN có đủ điều kiện năng lực cung cấp dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước hàng năm để mọi người đều được biết.

Từ năm 2004 – 2009: số người sử dụng internet tại Việt Nam tăng 3,3 lần, tên miền .Việt Nam tăng 10 lần. Doanh thu từ dịch vụ nội dung số năm 2004 là 70 tỉ đồng, năm 2009 là 2.500 tỉ đồng, dự báo năm 2014 sẽ là 20.000 tỉ đồng.

(nguồn: Nguyễn Hoàng Tuấn Anh – giám đốc đối ngoại công ty Vinangame)

 

(Theo Thanh Tuyền // Báo Sài Gòn tiếp thị)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • “Đoàn tàu” công nghệ 3D đã lăn bánh
  • Google chuẩn bị “xuất xưởng” hệ điều hành máy tính
  • Netbook 2.0 với chú ngựa ô Google
  • Giải trí với Wi-Fi trên máy bay
  • Việt Nam - Thị trường tiềm năng của thanh toán trực tuyến
  • Khởi động dịch vụ truyền hình số vệ tinh thế hệ thứ hai
  • Tải phim chỉ trong vòng 3 phút với băng thông rộng siêu nhanh
  • Anh chiêu mộ hacker
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị