Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phương Tây lo ngại hacker Nga

Một nhóm tin tặc (hacker) Nga mới đây bị các quan chức tình báo và an ninh quốc gia Mỹ cáo buộc đã thả virus xâm nhập nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng dân sự của Mỹ như điện lưới quốc gia, nhà máy năng lượng hạt nhân, mạng lưới tài chính, hệ thống cấp và thoát nước cùng một số dữ liệu thông tin khác. Theo các chuyên gia, nếu cơ quan an ninh mạng Mỹ không phát hiện kịp thời thì nhiều thành phố lớn ở nước này có thể lâm vào cảnh hỗn loạn do bị đột ngột mất điện.


Ngành công nghiệp ăn cắp dữ liệu trên mạng hiện có doanh số ước tính lên tới 100 tỉ USD/năm. Trên lĩnh vực này, một quan chức cảnh sát Nga từng thừa nhận trong một hội thảo an ninh mạng quốc tế rằng các hacker Nga là những người “giỏi nhất và nguy hiểm nhất”. Dĩ nhiên, giới lãnh đạo Nga bác bỏ những nghi ngờ của quốc tế về vai trò bao che hay hậu thuẫn của chính phủ đối với các tin tặc. Trang tin Tribune.com của Mỹ dẫn lời một chủ bút của tạp chí Hacker Nga cho biết, phần lớn các tin tặc ở Nga hoạt động chủ yếu vì tiền. Các nhóm tội phạm mạng thường tuyển những sinh viên ngành lập trình máy tính của các đại học kỹ thuật ở Mát-xcơ-va với mức lương từ 5.000-7.000 USD/tháng, vượt xa so với mức lương trung bình hàng tháng của người Nga chỉ là 640 USD. Người ta tin rằng các virus do hacker Nga “chế tạo” đã lấy trộm được 1 triệu USD từ Ngân hàng Nordea ở Thụy Điển và 6 triệu USD từ các ngân hàng Mỹ và châu Âu trong năm 2007.


Song song với động cơ kiếm tiền bất chính, các hacker Nga cũng có hành vi trả đũa chính trị. Chẳng hạn, sau khi Estonia quyết định dời một tượng đài chiến sĩ Xô-viết ra khỏi Thủ đô Tallinn hồi năm 2007, hệ thống máy tính của các cơ quan chính phủ và ngân hàng ở quốc gia vùng Baltic này đã bị tê liệt mà thủ phạm có nguồn gốc từ Nga. Trong cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Gruzia tại Nam Ossetia hồi năm ngoái, mạng lưới thông tin của tổng thống, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và các cơ quan thương mại của Gruzia đều đồng loạt bị tấn công. Chính phủ thân phương Tây của Tổng thống Mikheil Saakashvili cáo buộc các hacker Nga đứng đằng sau vụ “pháo kích trên mạng” này. Mát-xcơ-va tuy thừa nhận có khả năng “các cá nhân ở Nga” chịu trách nhiệm về những hành động kể trên, nhưng phủ nhận mọi sự dính líu.


Lầu Năm Góc cho biết các hacker Nga cũng từng nhiều lần “thăm viếng” một số cơ quan chỉ huy quân sự của Mỹ. Các cơ quan khác như Bộ An ninh Nội địa, Bộ Thương mại, Cơ quan Hàng không Vũ trụ (NASA) của Mỹ cũng không tránh khỏi. Tờ Newsweek còn cho biết, trong chiến dịch tranh cử tổng thống ở Mỹ năm ngoái, hệ thống máy tính của ông Barack Obama và John McCain đã bị tin tặc “soi mói”, mà theo các chuyên gia công nghệ thì nó xuất phát từ Nga hoặc Trung Quốc.

(Theo AFP, Telegraph, Tribune)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Làng công nghệ Đài Loan qua rồi thời “mai danh ẩn tích”
  • Hồng Kông là "thùng" thư rác lớn nhất thế giới
  • Nguy cơ phát tán virus từ website chính thống
  • Đẩy nhanh tiến độ dự án Khu Công nghệ cao TPHCM
  • Mạng Internet vẫn chưa hoàn thiện
  • Ra mắt siêu máy tính thứ ba thế giới
  • Các đại gia máy tính đua nhau thân thiện môi trường
  • Kinh doanh hàng "ảo" ngoài vòng kiểm soát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị