Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Q-smart có “ngon ăn” như thời Q-mobile?

picture
“Hành trình Q-smart” của Công ty TNHH Viễn Thông An Bình (ABTel) chắc chắn sẽ không còn “ngon ăn” như thời của Q-mobile nữa”

Hãng điện thoại thương hiệu Việt được cho là thành công nhất tới thời điểm hiện tại sẽ bắt đầu một chiến lược kinh doanh mang tên “hành trình Q-smart”.

Cùng với việc tiếp tục duy trì thương hiệu Q-mobile với các sản phẩm điện thoại tính năng thông thường như lâu nay, Công ty TNHH Viễn Thông An Bình (ABTel) sẽ tập trung vào các sản phẩm điện thoại thông minh Q-smart. Những sản phẩm mang thương hiệu Q-smart đầu tiên sẽ ra mắt và trung tuần tháng 8 này.

Nhưng liệu “thời” của Q-smart có “ngon ăn” như Q-mobile?

Q-mobile, thời đã xa!

Quãng thời gian 2009 - 2010 là thời điểm điện thoại Q-mobile phát triển mạnh nhất, vì chỉ hơn một năm sau khi có mặt trên thị trường (tháng 5/2008), Q-mobile đã vươn lên vị trí thứ 2 tại thị trường Việt Nam ở phân khúc giá rẻ, sau Nokia.

Năm 2010, theo số liệu của một số đơn vị nghiên cứu, thị phần của Q-mobile chiếm 20% trên phân khúc giá rẻ. Một sự phát triển đáng nể của một doanh nghiệp non trẻ trên thị trường sản phẩm còn “lạ lẫm” đối với các doanh nghiệp Việt.

Hàng loạt các sản phẩm của Q-mobile với đa dạng các mẫu mã trẻ trung, khá bắt mắt, được trang bị nhiều tính năng MP3, chụp ảnh, quay phim, giải trí đa phương tiện, hay điện thoại hai sim - hai sóng, bàn phím QWERTY… với giá khá rẻ, trung bình từ 1 đến 2 triệu đồng, đã nhanh chóng lan tỏa ở nhiều nơi. Hơn 100 dòng sản phẩm Q-mobile đã được ABTel giới thiệu, phân phối thông qua 200 đại lý và hơn 1.000 cửa hàng trên toàn quốc.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2011, sóng gió như bắt đầu ập đến với Q-mobile.

Khó khăn chung của nền kinh tế là một phần, phần lớn hơn từ sức ép cạnh tranh từ nhiều hãng điện thoại như Nokia, LG, Samsung …. Đặc biệt, với Nokia, khi không cạnh tranh được ở mảng smartphone với các tên tuổi như Apple, Samsung nên càng dồn lực phát triển mạnh sản phẩm ở phân khúc giá rẻ khiến miếng bánh thị phần của Q-mobile bị “teo tóp” dần.

Theo nhiều đại lý và cửa hàng điện thoại, sức mua trên thị trường đối với dòng sản phẩm này đã giảm mạnh từ giữa năm 2011, và đến thời điểm hiện tại vẫn chưa dừng lại, khách hàng mua sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt ngày càng vắng bóng, hình ảnh điện thoại Q-mobile trên thị trường cũng nhạt dần.

Con số chưa đầy đủ về doanh số bán ra của các nhà cung cấp, sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt nói chung trung bình giảm từ 30 - 50% trong hơn một năm qua.

Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, do phải cạnh tranh gay gắt với các hãng điện thoại nước ngoài, năm 2011, tổng thị phần của các hãng điện thoại thương hiệu Việt chiếm 21%, trong khi con số này năm 2010 là 24%. Tuy nhiên, từ phản ánh về sức tiêu thụ dòng sản phẩm này tại các siêu thị, đại lý điện thoại, từ đầu năm 2012 đến nay, thị phần của điện thoại thương hiệu Việt có lẽ còn giảm mạnh hơn nhiều.

Lý giải trước sức tiêu thụ đối với điện thoại Q-mobile giảm khá mạnh, phía ABTel cho rằng, do giai đoạn 2011 đầu 2012, cả ngành điện thoại di động gặp khó khăn thực sự do khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Vì thế, Q-mobile cũng không nằm ngoài xu hướng chung, bắt đầu chững lại và có dấu hiệu sụt giảm.

Ngoài ra, chưa kể, từ cuối 2011, thị trường cũng bắt đầu có sự chuyển dịch lớn trong nhu cầu từ điện thoại QWERTY phổ thông sang Touch phổ thông và dần chuyển hướng lên smartphone với tốc độ cực nhanh. Điều này làm vòng đời sản phẩm cũng ngắn dần, thậm chí 3 tháng là phải kết thúc một vòng đời sản phẩm.

“Do đó, các thương hiệu cũng phải cạnh tranh khốc liệt hơn và cập nhật xu hướng mới liên tục để không bị tụt hậu. Thực tế, một số thương hiệu điện thoại Việt không theo kịp đã phải từ bỏ cuộc chơi”, đại diện của ABTel nói.

Q-smart có “ngon ăn”?

Thực tế, thành công thời kỳ đầu (từ giữa năm 2008 đến hết cuối năm 2010) của sản phẩm Q-mobile được dân trong ngành phân tích, là do ABTel đã chọn được đúng thời điểm để tung sản phẩm ra thị trường.

Lúc đó, dòng sản phẩm bình dân vẫn chưa thực sự rẻ, trung bình vẫn trên dưới 2 triệu đồng. Đặc biệt, trong phân khúc sản phẩm này của các thương hiệu nước ngoài mới chủ yếu cung cấp được hai tính năng cơ bản là gọi và nhắn tin. Mức độ “phổ cập hóa” điện thoại tới người có thu nhập thấp mới ở giai đoạn đầu, vì thế, Q-mobile đã nhanh chóng chiếm lĩnh được nhu cầu của người tiêu dùng thu nhập thấp.

Còn giờ, việc chuyển hướng tập trung chiến lược kinh doanh vào phát triển các sản phẩm điện thoại thông minh (smartphone) của ABTel là điều tất yếu, khi mà mức độ “bình dân hóa” các sản phẩm điện thoại thông minh của các tên tuổi như Samsung, Nokia, LG... ngày càng phổ biến.

Chiến lược kinh doanh Q-smart, theo Giám đốc điều hành ABTel, ông Nguyễn Quang Minh, là đã được ABTel lên kế hoạch từ hai năm trước. Nhưng liệu, khởi điểm của Q-smart có còn “ngon ăn” như thời khởi điểm của Q-mobile?

ABTel cho biết, ngày 22/8 tới, ABTel sẽ đưa ra thị trường sản phẩm cho chiến lược kinh doanh mới - thương hiệu Q-smart - đầu tiên, và trong tháng 8 và tháng 9, ABTel sẽ đưa 5 sản phẩm điện thoại thông minh Q-smart ra thị trường.

5 sản phẩm bắt đầu cho “hành trình Q-mobile” gồm Q-Smart S1, Q-Smart S12, Q-Smart S15, Q-Smart S18 và Q-Smart S22, với giá trung bình từ trên 1,5 – 4 triệu đồng. Nhìn qua, thiết kế cũng không có nhiều khác biệt để tạo ra một dấu ấn riêng so với nhiều mẫu điện thoại của Samsung, LG… và ít nhiều vẫn “na ná” các sản phẩm đã có trên thị trường của các hãng này.

Cấu hình cũng không có nhiều nổi bật. Cụ thể, như với Q-Smart S1 được trang bị vi xử lý tốc độ 1GHz, RAM 256 MB, màn hình cảm ứng 3,2 inch và camera 2 megapixel; S15 với hai phiên bản Wi-Fi và 3G, màn hình 4 inch, vi xử lý 1 GHz, RAM 256 MB, camera 2 "chấm" và chạy trên nền Android 2.3.6; Q-smart S18 có kích thước màn hình là 4.0", độ phân giải 480x800, ROM và RAM là 4GB và 512 MB, hệ điều hành Android 4.0, camera 5 megapixel, pin 1500 mAh…

Nhiều đại lý điện thoại cho rằng, khi ABTel bắt đầu tung sản phẩm cho một chiến lược mới thì thực ra các hãng lớn như Nokia, Samsung, LG… cũng đã đi trước tung ra một loạt sản phẩm smartphone giá tương đối mềm, với giá hiện tại từ 3 đến dưới 5 triệu đồng như Nokia Lumia 610, HTC Chacha, Samsung Galaxy Y, Samsung Galaxy Mini, LG Optimus L3,… , trong đó cấu hình và chất lượng sản phẩm còn vượt trội so với các dòng Q-smart, chưa kể tới giá trị thương hiệu.

Ngoài ra, chưa kể hàng loạt các smartphone trung cấp khác có tốc độ trượt giá nhanh chóng, liên tục nên cũng đang lấp vào khoảng trống của thị phần smartphone giá tầm trung và cận rẻ. Bản thân việc cạnh tranh tại phân khúc smartphone này của các hãng trên cũng vô cùng gay gắt và sản phẩm liên tục được thay đổi và hạ giá để tạo ưu thế. Chính những “bước cản” này đã, đang và sẽ khiến “đất sống” của Q-smart trở nên chật chội.

“Do Q-smart không còn là sản phẩm khai sinh thị phần như thương hiệu Q-mobile cách đây mấy năm và cũng bước vào phân khúc “thị trường thông minh” chậm hơn nên hành trình Q-smart của ABTel chắc chắn sẽ không còn “ngon ăn” như thời của Q-mobile nữa”, một đại diện của chính đại lý đang bán điện thoại Q-mobile nhận xét.

(Theo Vneconomy)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Mạnh tay thanh tra đăng ký thuê bao trả trước
  • Mượn “tay” Google đánh giá kinh tế, chuyện lạ?
  • Sẽ thu 1.000 đồng/lượt tải nhạc từ 1/11?
  • Q-mobile có thêm thương hiệu mới
  • Nếu Facebook thu tiền người dùng
  • Người dùng smartphone ở Việt Nam dự kiến tăng mạnh
  • S-Fone “trần tình” về nỗi khổ của doanh nghiệp
  • “Không có chuyện thuê bao Internet không tăng trưởng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị