Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Robot TOPIO 2.0 tham dự triển lãm đồ chơi lớn nhất thế giới

Từ ngày 5 - 10/2/2009 sẽ diễn ra Triển lãm lớn nhất thế giới về đồ chơi lần thứ 60 tại thành phố Nuremburg (Đức). TOPIO 2.0 (Robot dáng người chơi bóng bàn phiên bản 2) do Công ty Cổ phần Robot TOSY (TOSY Robotics JSC) của Việt Nam chế tạo sẽ “lên đường” ngày 30/1 tới để tham dự triển lãm này.

Năm 2007, TOPIO phiên bản 1 đã xuất hiện tại IREX 2007 - Triển lãm lớn nhất thế giới về robot tại Tokyo, Nhật Bản và gây được sự chú ý đặc biệt với dư luận quốc tế. Với thành công tại IREX 2007, TOPIO đã đánh một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành tự động hoá và lĩnh vực khoa học công nghệ cao của Việt Nam: lần đầu tiên Việt Nam có robot dáng người - một đại diện công nghệ cao tham dự cuộc triển lãm robot có quy mô lớn nhất thế giới tại Tokyo – trung tâm công nghệ robot thế giới.
 
Nếu như TOPIO phiên bản 1 chạy bằng thuỷ lực, cao 1.8m, nặng tới 500kg, có 6 chân và không di chuyển được thì ở phiên bản này, TOPIO cao 2.1m nhưng chỉ nặng có 60kg, có 2 chân sẵn sàng cho đi lại và nhảy múa mềm mại hơn. TOPIO 2.0 là bước tiến công nghệ nhảy vọt so với phiên bản trước đó về nhiều mặt. TOPIO 2.0 có thiết kế mới giống con người hơn, cao 2.10m, nặng 60kg, có đầy đủ đầu, 2 chân, 2 tay để có thể vừa đi lại vừa chơi bóng bàn với người. Với việc nâng cấp liên tục, TOSY mong muốn TOPIO ngày càng hoàn thiện hơn để trở thành đại sứ công nghệ cho Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh và vị trí của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.
 
Anh Hồ Vĩnh Hoàng – Giám đốc Công ty Cổ phần Robot TOSY cho biết: Thách thức lớn nhất ở phiên bản này là kiến trúc TOPIO phải đáp ứng cả 2 mục tiêu: đi lại và chơi bóng bàn. Nếu chỉ đi lại, nhảy múa thì TOPIO không cần phải hoạt động quá chính xác và nhanh nhẹn như việc chơi bóng bàn. Trong thiết kế robot, yêu cầu tốc độ và độ chính xác thường mâu thuẫn nhau và rất khó đạt được cả 2. TOPIO đã phải quyết khó khăn đó để vừa chuyển động được linh hoạt, chính xác cùng lúc mà kết cấu phải thật nhẹ để di chuyển dễ dàng bằng 2 chân.
 
TOPIO 2.0 (Robot dáng người chơi bóng bàn phiên bản 2)
 
Bên cạnh TOPIO 2.0, TOSY còn mang đến triển lãm nhiều sản phẩm robot và đồ chơi công nghệ cao khác. Đặc biệt nhất là robot đồ chơi dáng người TOPIO tiny - phiên bản thu nhỏ của TOPIO 2.0 cao 40cm và có thể đi lại, nhảy múa trên 2 chân. Ngoài ra còn có 2 robot đồ chơi mới, cực kỳ độc đáo do TOSY nghiên cứu và chế tạo là TOSY TyreROBO - Robot hình dáng lốp xe đầu tiên trên thế giới và TOSY BallROBO - Robot có hình dáng giống hệt quả bóng đá dành cho thị trường quà tặng World cup 2010. Cả 2 robot này đều có khả năng chạy tiến lùi, trái phải, leo dốc trên các địa hình cát, tuyết, nước, cỏ...
 
 
TOSY BallROBO - Robot có hình dáng giống quả bóng đá
 
TOSY TyreROBO - Robot hình dáng lốp xe
 
TOSY cũng mang đến triển lãm sản phẩm đồ chơi công nghệ cao đang được trẻ em Việt Nam rất yêu thích hiện nay: TOSY UFO Returning - Đĩa bay TOSY là loại boomerang hiện đại nhất, có khả năng bay xa rồi quay lại chính xác và phát sáng rực rõ trong đêm tối.
 
Triển lãm lớn nhất thế giới về đồ chơi lần thứ 60 lần này dự kiến thu hút khoảng 80.000 doanh nhân đến từ 118 nước, trải dài trên diện tích “khổng lồ” 160.000m2 , với 2.676 gian hàng đến từ 61 quốc gia. Số sản phẩm đồ chơi tham dự triển lãm lên đến 1 triệu bao gồm: mô hình máy bay, xe lửa, ôtô điều khiển từ xa, đồ chơi điện tử, sách, đồ chơi giáo dục, búp bê, đồ chơi gỗ, đồ chơi thể thao,.. trong đó có 70.000 sản phẩm mới. Đây là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất đồ chơi trên toàn cầu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và ký kết các hợp đồng lớn. Đồng thời cũng là cơ hội để TOSY có thể đưa các sản phẩm Robot đồ chơi công nghệ cao của Việt Nam ra thị trường thế giới.
 
Tất cả các sản phẩm mang đi triển lãm lần này đều được TOSY đăng ký cấp bằng bảo hộ sáng chế và thương hiệu ở hầu hết các thị trường chính: Mỹ, Châu Âu, Nhật, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ân Độ…
 
Công ty Cổ phần Robot TOSY là công ty sản xuất robot đầu tiên của Việt Nam. Sau 6 năm hoạt động nghiên cứu và sản xuất, TOSY trở thành nơi qui tụ các tài năng trẻ của Việt Nam. Nhiều kỹ sư tại TOSY đều đã từng vang danh tại Robocon - cuộc thi Sáng tạo Robot Châu Á - Thái Bình Dương. 
 
TOSY tập trung nghiên cứu và sản xuất 4 dòng sản phẩm: Đồ chơi công nghệ cao, Robot đồ chơi, Robot công nghiệp và Robot dịch vụ. 4 dòng sản phẩm này lần lượt là chiến lược trọng tâm của TOSY tương ứng với các năm 2008, 2009, 2010, 2011.
 
TOSY thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm quốc tế như: IREX - Triển lãm lớn nhất thế giới về robot diễn ra 2 năm một lần tại Tokyo, Nhật bản; Automatica – Triển lãm lớn nhất thế giới về tự động hoá tại Munich, Đức; Spielwarenmesse – Triển lãm lớn nhất thế giới về đồ chơi tại Nuremburg, Đức.

(Theo dddn)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Phí phạm với những website... buồn!
  • Từ Yahoo 360 đến Facebook
  • 2008: Đã có 33.137 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam
  • Thắng nhờ… khách quan?
  • Gần 40.000 người VN dùng Facebook
  • Hãng thiết bị viễn thông lớn nhất Bắc Mỹ có thể phá sản
  • Chi tiêu cho IT toàn cầu sẽ giảm 3% trong 2009
  • Tội phạm công nghệ cao sẽ bị xử lý hình sự
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị